Đặc khu kinh tế: “Nhanh không mất thời cơ”
Nhiều tiếng nói ủng hộ đẩy mạnh việc xây dựng đặc khu kinh tế tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014
“Chính phủ đã muốn thử nghiệm xây dựng đặc khu kinh tế thì phải nhanh hơn nữa, nếu không sẽ mất thời cơ”, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên thúc giục tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội.
Sớm có thể chế cho đặc khu kinh tế cũng là vấn đề được nhiều chuyên gia đề cập tại đây.
Xây dựng nhanh các đặc khu kinh tế, theo ông Thiên chính là tạo tọa độ “đột phá phát triển” mạnh để giải quyết “tắc nghẽn” vĩ mô.
Tuy nhiên, ông Thiên cho rằng phải có tư duy đổi mới rất triệt để. “Ta xưa nay muốn đột phá, nhưng lại không thể hiện qua các giải pháp. Lần này cần quyết tâm qua việc xây dựng nhanh các đặc khu kinh tế”, ông Thiên nói.
Vị diễn giả này cũng nhấn mạnh, việc xây đựng đặc khu không phải để riêng vùng đó hưởng lợi mà để xác lập hình mẫu thể chế hiện đại cho sự phát triển của quốc gia trong giai đoạn mới. Về địa điểm, ông Thiên đề xuất ở ba nơi: Hạ Long - Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang) và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Quốc hội nên có sự can thiệp thể chế pháp lý để tạo đột phá từ đặc khu kinh tế, ông Thiên đề nghị.
Hình thành đặc khu kinh tế phải đặt vấn đề thu hút khoa học công nghệ chứ không phải chỉ có du lịch và casino, chuyên gia Lê Đăng Doanh góp ý.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, ông Phạm Minh Chính, người được Viện trưởng Thiên giới thiệu là rất nỗ lực trong đề án thành lập đặc khu kinh tế tại địa phương này, tại Diễn đàn cũng có bài phát biểu khá dài với điểm nhấn là đề án đặc khu kinh tế Vân Đồn.
Ông Chính cho biết, trong năm nay, đề án về đặc khu này gồm khách sạn, khu vui chơi, giải trí như casino, trung tâm mua sắm… cùng hạ tầng phát triển với đường, sân bay sẽ được trình Trung ương xem xét.
Về lý do chọn Vân Đồn là một khu kinh tế trọng điểm, ông Chính lý giải, Vân Đồn nằm trong khu vực hợp tác “hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt - Trung… Bên cạnh đó do nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, nơi này sẽ có sức lan tỏa mạnh tới toàn vùng, là điểm trung chuyển chiến lược từ khu vực Đông Á xuống Đông Nam Á, cầu nối ASEAN - Trung Quốc.
Ở dự thảo đề án đã được công bố, huyện đảo Vân Đồn sẽ được xây dựng thành đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt và trở thành thành phố biển tiêu biểu với các ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch biển đảo, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp, trung tâm thương mại, tài chính và là cửa ngõ giao thương quốc tế.
Theo đó , tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Vân Đồn sẽ đạt khoảng 21,9%/năm trong suốt giai đoạn từ nay đến năm 2020 với GDP bình quân đầu người đạt 3.600 USD vào năm 2015 và 9.000 USD vào năm 2020.
Đã là đặc khu thì đương nhiên phải đặc biệt. Trao đổi với báo chí bên lề Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014, Bí thư Phạm Minh Chính khẳng định, tổ chức hành chính của đặc khu sẽ thông thoáng gọn nhẹ. Còn cơ chế chính sách thì "đủ sức cạnh tranh toàn cầu".
"Đã xác định làm đặc khu thì phải đầu tư hạ tầng ban đầu, chính sách đất đai, di chuyển thể nhân, di chuyển hàng hóa đều phải thuận tiện mới thu hút được nhà đầu tư", ông Chính nói.
Bí thư Chính cũng cho rằng, nhân công giá rẻ, cảnh quan đặc sắc cũng chưa đủ hấp dẫn mà phải có rất nhiều điều kiện và cải cách thể chế là cơ bản và quan trọng nhất.
Sớm có thể chế cho đặc khu kinh tế cũng là vấn đề được nhiều chuyên gia đề cập tại đây.
Xây dựng nhanh các đặc khu kinh tế, theo ông Thiên chính là tạo tọa độ “đột phá phát triển” mạnh để giải quyết “tắc nghẽn” vĩ mô.
Tuy nhiên, ông Thiên cho rằng phải có tư duy đổi mới rất triệt để. “Ta xưa nay muốn đột phá, nhưng lại không thể hiện qua các giải pháp. Lần này cần quyết tâm qua việc xây dựng nhanh các đặc khu kinh tế”, ông Thiên nói.
Vị diễn giả này cũng nhấn mạnh, việc xây đựng đặc khu không phải để riêng vùng đó hưởng lợi mà để xác lập hình mẫu thể chế hiện đại cho sự phát triển của quốc gia trong giai đoạn mới. Về địa điểm, ông Thiên đề xuất ở ba nơi: Hạ Long - Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang) và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Quốc hội nên có sự can thiệp thể chế pháp lý để tạo đột phá từ đặc khu kinh tế, ông Thiên đề nghị.
Hình thành đặc khu kinh tế phải đặt vấn đề thu hút khoa học công nghệ chứ không phải chỉ có du lịch và casino, chuyên gia Lê Đăng Doanh góp ý.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, ông Phạm Minh Chính, người được Viện trưởng Thiên giới thiệu là rất nỗ lực trong đề án thành lập đặc khu kinh tế tại địa phương này, tại Diễn đàn cũng có bài phát biểu khá dài với điểm nhấn là đề án đặc khu kinh tế Vân Đồn.
Ông Chính cho biết, trong năm nay, đề án về đặc khu này gồm khách sạn, khu vui chơi, giải trí như casino, trung tâm mua sắm… cùng hạ tầng phát triển với đường, sân bay sẽ được trình Trung ương xem xét.
Về lý do chọn Vân Đồn là một khu kinh tế trọng điểm, ông Chính lý giải, Vân Đồn nằm trong khu vực hợp tác “hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt - Trung… Bên cạnh đó do nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, nơi này sẽ có sức lan tỏa mạnh tới toàn vùng, là điểm trung chuyển chiến lược từ khu vực Đông Á xuống Đông Nam Á, cầu nối ASEAN - Trung Quốc.
Ở dự thảo đề án đã được công bố, huyện đảo Vân Đồn sẽ được xây dựng thành đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt và trở thành thành phố biển tiêu biểu với các ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch biển đảo, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp, trung tâm thương mại, tài chính và là cửa ngõ giao thương quốc tế.
Theo đó , tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Vân Đồn sẽ đạt khoảng 21,9%/năm trong suốt giai đoạn từ nay đến năm 2020 với GDP bình quân đầu người đạt 3.600 USD vào năm 2015 và 9.000 USD vào năm 2020.
Đã là đặc khu thì đương nhiên phải đặc biệt. Trao đổi với báo chí bên lề Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014, Bí thư Phạm Minh Chính khẳng định, tổ chức hành chính của đặc khu sẽ thông thoáng gọn nhẹ. Còn cơ chế chính sách thì "đủ sức cạnh tranh toàn cầu".
"Đã xác định làm đặc khu thì phải đầu tư hạ tầng ban đầu, chính sách đất đai, di chuyển thể nhân, di chuyển hàng hóa đều phải thuận tiện mới thu hút được nhà đầu tư", ông Chính nói.
Bí thư Chính cũng cho rằng, nhân công giá rẻ, cảnh quan đặc sắc cũng chưa đủ hấp dẫn mà phải có rất nhiều điều kiện và cải cách thể chế là cơ bản và quan trọng nhất.
Theo Nguyễn Lê