MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đại biểu Phạm Đức Châu góp ý về Quyền lực của Nhân dân

Đó là điểm khác nhau giữa dự thảo Hiến pháp sửa đổi lần này so với các hiến pháp trước đó (năm 1946, 1959, 1980) của nước ta. Trước đó, Hiến pháp quy định "Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân".

Góp ý sửa đổi Dự thảo hiến pháp 1992, Đại biểu Phạm Đức Châu, tỉnh Quảng Trị cho rằng giữ nguyên điều 4 là cần thiết, phải là một Đảng với đặc trưng như điều 4 mới xứng đáng lãnh đạo toàn dân tộc. Đại biểu Châu chỉ yêu cầu Đảng xứng đáng với vai trò được quy định trong điều 4.

Cũng như nhiều Đại biểu khác, ông Nguyễn Đức Châu cho biết không có lý do gì để thay đổi tên nước.

Về quyền lực nhân dân, ông Châu đề nghị Ban soạn thảo dự thảo Hiến pháp giải thích tai sao lại chỉ có“quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân” mà ko phải là “tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”. Trước đó, các bản hiến pháp 1946, 1959, 1980.. của nước ta cũng như rất nhiều hiến pháp của các quốc gia khác đều quy định "tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân".

Về quy định quyền con người, đại biểu Nguyễn Đức Châu băn khoăn về quy định quyền con người, quyền công nhân bị hạn chế trong "điều kiện khẩn cấp". Theo đại biểu này, không chỉ trong điều kiện khẩn cấp mới hạn chế quyền con người và quyền công dân. Ví dụ quyền tự do cư trú, quyền tự do kinh doanh có thể bị hạn chế theo những quy định của pháp luật. 

Ông Châu cũng cho rằng không chặt chẽ khi chỉ quy định những quyền cơ bản như quyền tự do đi lại, tự do ngôn luận, tự do báo chí.... mới kèm quy định "theo quy định của pháp luật". Theo ông Châu, tất cả các quyền công dân đều phải tuân theo những quy định của pháp luật, chứ không chỉ những quyền nói trên. 

Trước đó, trong ý kiến của đại biểu tỉnh Đồng Nai, quyền và nghĩa vụ của công dân cũng được đề cập với ý kiến đáng lưu ý: việc bảo vệ môi trường nên là trách nhiệm của Nhà nước, chứ không chỉ là quyền và trách nhiệm của công dân.

Ngọc Lan

Ô

thunm

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên