Theo đó, UBND tỉnh Quảng Ninh chịu trách nhiệm về quản lý Nhà nước, đảm bảo an ninh trật tự, quốc phòng, bảo tồn di sản, cải tạo môi trường trong phạm vi ranh giới hợp tác; đồng thời chuyển giao toàn bộ hệ thống hạ tầng cơ sở tại vịnh Hạ Long, Bái Tử Long cho Tuần Châu để đầu tư, nâng cấp, tổ chức triển khai kinh doanh, phù hợp quy định luật pháp, công ước của UNESCO.
Về cơ chế tài chính, Tuần Châu đề xuất trong 5 năm đầu nộp doanh thu cố định 500 tỷ đồng và nộp theo từng tháng, với mức 42 tỉ đồng/tháng; nộp 50% lợi nhuận thu được từ hoạt động thu phí tham quan, lưu trú trên vịnh, theo phương thức nộp 12 tháng một lần. Từ năm thứ 6 trở đi, ngoài doanh thu cố định hàng năm, tỷ lệ % lợi nhuận thu được sẽ tăng lên 60% cho tỉnh.
Tham gia ý kiến đề án của Tập đoàn Tuần Châu, các sở, ngành liên quan đề nghị Tập đoàn này cần đưa ra các luận cứ khoa học, thực tiễn cho từng giải pháp đề xuất trong đề án; đồng thời tiếp tục mời các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tham gia ý kiến, hoàn chỉnh Đề án báo cáo tỉnh trong thời gian tới.
Như vậy, đến nay đã có 2 đơn vị chính thức tham gia cuộc đua kinh doanh quyền khai thác các dịch vụ trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Trước đó, Tập đoàn Bitexco cũng có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ninh về nội dung tương tự.
Khai thác Vịnh Hạ Long: Không thể bỏ qua ý kiến người dân
Theo Nguyễn Hùng