MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đề nghị tách SCIC ra khỏi Bộ Tài chính để giám sát

Mong muốn đồng vốn của nhà nước phải được đầu tư đúng mục đích và có hiệu quả. ĐBQH đề nghị tách SCIC ra khỏi Bộ Tài chính và hoạt động công khai như công ty niêm yết.

Sáng 28/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và Luật doanh nghiệp sửa đổi.

Đề nghị làm rõ vai trò thẩm quyền của Quốc hội, ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) dẫn trường hợp của Tổng công ty hàng không – VNAirline, mức định giá 2,7 tỷ USD là quá lớn. Ông đề nghị cần phân định rõ giá trị tuyệt đối để kiểm soát và thấy được thẩm quyền của Quốc hội, Nhà nước đối với chủ sử hữu về vốn, đất đai…

ĐB đoàn Quảng Nam cũng đề nghị cần tách bạch rõ chức năng đại diện chủ sở hữu, thẩm quyền HĐQT, HĐTV ra sao. Nếu cứ nói chung chung như trong dự thảo Luật là chưa rõ.

Theo ĐBQ quyền hạn là lớn nhưng ai quản lý tổng vốn nhà nước bỏ ra. Hàng trăm nghìn tỷ đồng không phải nhỏ, nhưng thẩm quyền là của Chính phủ, các bộ ngành.

Hay đối với Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước(SCIC) là đại diện vốn nhà nước tại DN nhưng lại đem tiền này đi gửi vào ngân hàng lấy lãi. ĐB Minh đề nghị phải xác định rõ, và phải có tổ chức đại diện cho Quốc hội, Chính phủ để kiểm soát trên cơ sở đó.

"Đầu tư vào đâu, lĩnh vực nào phải báo cáo Quốc hội để quyết định thu lại, hay tiếp tục đầu tư để quản lý tốt đồng vốn của Nhà nước một cách hiệu quả” – ông Minh nói.

ĐB cũng đề nghị cần hạn chế tối đa việc nhà nước thành lập DN mới, và phải gom lại, phải tái cơ cấu, đổi mới DNNN để tăng năng lực của DN, và chỉ làm những lĩnh vực mà DN tư nhân không thể làm được.

Theo ĐB Đỗ Thị Huyền Tâm (Bắc Ninh), SCIC mặc dù lợi nhuận sau thuế đạt gần 4000 tỷ đồng nhưng lợi nhuận lại phụ thuộc lớn vào các công ty như Vinamilk. Sau đầu tư vào các lĩnh vực khác, SCIC đã không theo mô hình mà ban đầu Bộ Tài chính giao.

“Đây là đồng vốn của nhà nước nên chúng tôi muốn được đầu tư đúng mục đích và có hiệu quả”.

ĐB Tâm kiến nghị và nêu: Có nên để SCIC thuộc Bộ Tài chính nữa hay không? ĐB đề nghị nên đưa SCIC ra khỏi Bộ Tài chính và hoạt động công khai, giám sát và hoạt động như công ty niêm yết.

Tương tự, ĐB Võ Kim Cự (Hà Tĩnh) cũng đưa ra đề nghị cần có một cơ quan quản lý độc lập để quản lý vốn của nhà nước mà không phải SCIC. Thực tế thời gian qua việc quản lý các DNNN, Tập đoàn kinh tế “còn trục trặc”.Giao quyền cho tổng giám đốc, HĐQT có thể quyết định hàng trăm tỷ đồng, nên cần có cơ chế kiểm soát, vì đó là tài sản quốc gia.

ĐB Trần Tiến Dũng (Hà Tĩnh) cũng đồng thuận với chủ trương cần có luật chuyên ngành để quản lý sử dụng vốn nhà nước. Bởi hiện nay các bộ ngành, địa phương trong quản lý sử dụng vốn này chưa chặt chẽ, còn dài trải dẫn đến nợ đọng, gây lãng phí…

Cho ý kiến xoay quanh Luật doanh nghiệp sửa đổi, nhiều ý kiến ĐBQH cũng đề nghị cần luật hóa quy định về chế độ hậu kiểm, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nướcđ ể hạn chế tối đa việc thành lập các “DN ma” như trong thời gian qua.

Theo Thành Nam

thunm

Infonet

Trở lên trên