MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đề xuất đầu tư nâng cấp sân bay Sơn La 1.000 tỷ đồng

Ngày 23/11, tại Tp.HCM, 14 tỉnh thành khu vực Tây Bắc đã thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng bá về tiềm năng du lịch. Tại đây, các tỉnh trong vùng đã ký cam kết đầu tư với doanh nghiệp nhiều dự án lớn.

Tóm tắt

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước cho biết, tính đến 30/9/2015, dư nợ tín dụng của ngành du lịch khu vực Tây Bắc đạt 1.191 tỷ đồng, tăng 130% so với  cuối năm 2014. Trong đó, dư nợ loại hình du lịch sinh thái tăng đột biến trong năm 2015 này, chiếm tỷ trọng 48,3%, dư nợ đối với cơ sở lưu trú chiếm 36,5%.

Tại Hội nghị này, UBND tỉnh Bắc Cạn đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho Tổng công ty du lịch Sài Gòn về dự án Khu du lịch Sài Gòn-Ba Bể với tổng vốn hơn 130 tỷ đồng....


“Người đẹp còn ngái ngủ”

Nhận xét về tình hình đầu tư vào ngành du lịch Tây Bắc, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong thời gian qua, du lịch vùng này cũng đã nỗ lực và đạt được nhiều kết quả khả quan. Năm 2014, Tây Bắc đón 8,7 triệu lượt khách đến, trong đó có 1,5 triệu lượt khách quốc tế.

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước cho biết, tính đến 30/9/2015, dư nợ tín dụng của ngành du lịch khu vực Tây Bắc đạt 1.191 tỷ đồng, tăng 130% so với  cuối năm 2014. Trong đó, dư nợ loại hình du lịch sinh thái tăng đột biến trong năm 2015 này, chiếm tỷ trọng 48,3%, dư nợ đối với cơ sở lưu trú chiếm 36,5%.

Hiện nay, quan điểm của ngành ngân hàng là đồng hành cùng DN ngay từ đầu, Tức là, Ngân hàng sẽ đi cùng với DN từ khâu khảo sát để đến khi đi đến quyết định đầu tư là ngân hàng cấp vốn cho DN ngay, không để DN bị động về vốn như trước đây. Trước đây, khi DN được chấp thuận dự án đầu tư mới làm thủ tục tiếp cận vốn, làm chậm thời gian, cơ hội kinh doanh của mọi người.

Theo đánh giá của Tổng cục Du lịch, vùng Tây Bắc có thể phát triển và đầu tư các dự án mang đậm bản sắc văn hóa như: lối sống của các dân tộc, chương trình nghệ thuật, làng nghề, đặc điểm sinh thái núi, hang động, công viên đá, hồ bể…

Giới nghiên cứu du lịch cũng đánh giá rằng, khu vực Tây Bắc có nhiều tiềm năng về du lịch đặc sắc, nhưng do khó khăn về điều kiện hạ tầng nên các tiềm năng vẫn còn đang “ngủ yên”.

Theo kế hoạch phát triển du lịch vùng, có 12 điểm du lịch cấp quốc gia và 4 điểm du lịch quốc tế và đô thị du lịch Sapa được định hướng ưu tiên đầu tư trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến 2030. Đó là, Cao nguyên đá Đồng Văn, thác Bản Giốc, Mẫu Sơn, hồ Ba Bể, Tân Trào, hồ Núi Cốc, Sapa, hồ Thác Bà, Đền Hùng, Mộc Châu, Điện Biên Phủ - Pá Khoang, hồ Hòa Bình.

Đánh bật tiềm năng từ hạ tầng giao thông

Bên cạnh quy hoạch điểm đến, sản phẩm đặc trưng, giải pháp được đánh giá là góp phần thúc đẩy du lịch Tây Bắc phát triển là phát triển hạ tầng giao thông. Như kiến nghị của các địa phương, cần nâng cấp hệ thống đường bộ, đường sắt, đầu tư đường hàng không.

Đại diện Bộ Giao Thông Vận Tải cũng nhìn nhận rằng, hạ tầng giao thông các tình vùng Tây Bắc hiện tại mới chỉ đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân nhưng chưa phục vụ được cho phát triển kinh tế, du lịch. Do vậy, cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án tuyến đường đang dở giang để đưa vào khai thác. Tăng mức đầu tư hàng năm cho phát triển hạ tầng của khu vực. Đầu tư và triển khai các dự án giao thông mới để kết nối với các điểm du lịch.

Đại diện UBND tỉnh Sơn La cam kết sẽ tạo thuận lợi cho DN đến địa phương khảo sát và tiến tới các hoạt động đầu tư. Cũng theo kiến nghị của tỉnh này, nếu đường hàng không thuận lợi thì việc bay từ Tp.HCM – đến các tỉnh Tây Bắc sẽ dễ dàng. Còn như bây giờ, để đến Sơn La phải mất 6 tiếng đi từ Hà Nội nên du khách rất ngại. Vì vậy, Chính phủ nên nghiên cứu để nâng cấp sân bay Sơn La, vốn nâng cấp dự tính khoảng hơn 1.000 tỷ đồng.

Tại Hội nghị này, UBND tỉnh Bắc Cạn đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho Tổng công ty du lịch Sài Gòn về dự án Khu du lịch Sài Gòn-Ba Bể với tổng vốn hơn 130 tỷ đồng. Sun Group đã ký kết với UBND tỉnh Lào Cai cam kết đầu tư vào tỉnh này hơn 20.000 tỷ đồng triển khai trong giai đoạn 2016 -2020.

Đó là các dự án phát triển hạ tầng Khu du lịch Cáp treo Sapa với các loại hình khách sạn, khu vui chơi giải trí, khoảng 6.000 phòng khách sạn từ 3-5 sao, trung tâm hội nghị, mua sắm... có tổng vốn 10.000 tỷ đồng; dự án khách sạn sạn 5 sao tại thị trấn Sapa với 1.200 tỷ đồng; dự án tổ hợp công viên vui chơi giải trí, khách sạn, trung tâm hội nghị có khả năng đón hai triệu lượt khách/năm với tổng vốn 4.000 tỷ đồng; xây dựng Sân bay Lào Cai với hơn 5.600 tỷ đồng. Trung tâm xúc tiến Thương mại Du lịch Tp.HCM, Sở Du lịch Tp.HCM và các tỉnh Tây Bắc ký kết hợp tác trao đổi thông tin.

Đăng Khải

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên