MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dệt may sẽ rơi vào tay nước ngoài?

Không ít doanh nghiệp dệt may trong nước có nguy cơ “đứng bên lề” nếu không giải được bài toán đầu vào nguyên phụ liệu

Theo ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP HCM, lợi nhuận thu về lại rất khiêm tốn bởi doanh nghiệp (DN) trong nước đa phần làm gia công và phải nhập 60%-70% nguyên phụ liệu từ nước ngoài (chủ yếu từ Trung Quốc). Nếu cứ nhập nguyên phụ liệu và làm gia công, DN dệt may trong nước sẽ khó tận dụng được lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA).

Vẫn chỉ gia công

Cổ phiếu của Công ty CP May Việt Tiến vừa chính thức được giao dịch trên sàn Upcom, trở thành công ty dệt may lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đúng như dự đoán, cổ phiếu của công ty này đã “cháy hàng” và tăng giá gần 25.000 đồng/cổ phiếu chỉ trong 2 ngày. Được đánh giá là một trong những DN dệt may hàng đầu Việt Nam, hoạt động chủ yếu là sản xuất, kinh doanh hàng may mặc và gia công các loại quần áo may sẵn nhưng May Việt Tiến có được lợi thế từ việc hỗ trợ nguồn cung nguyên vật liệu của công ty mẹ là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).

Vốn FDI đang đổ dồn vào sản xuất nguyên phụ liệu dệt may, trong khi doanh nghiệp Việt chỉ loay hoay nhập khẩu nguyên liệu và gia công cho nước ngoài Ảnh: Tấn Thạnh

Quan trọng hơn, theo phân tích của một số công ty chứng khoán, điểm khác biệt so với các DN dệt may khác là May Việt Tiến có mảng sản xuất hàng OBM khá mạnh (chủ động từ nguyên phụ liệu, dệt, may, có thương hiệu riêng, kênh phân phối) đem lại giá trị gia tăng cao. Dệt may là một trong những ngành được dự báo sẽ hưởng lợi và có cơ hội rất lớn khi các FTA, nhất là khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực nên những thương hiệu lớn của ngành được “săn đón” cũng dễ hiểu.

Có điều, số lượng DN dệt may trong nước đầu tư khép kín từ khâu kéo sợi - dệt - nhuộm và may rất ít, phần lớn DN may làm gia công trong khi muốn được hưởng thuế suất 0% từ TPP phải đáp ứng yêu cầu “xuất xứ từ sợi” trở đi. Số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho thấy trong tổng số hơn 6.000 DN dệt may, số DN may chiếm tới 70%, dệt 17%, kéo sợi 6%, nhuộm 4% và phụ trợ chỉ 3%...

Chưa kể, khoảng 70% hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam được thực hiện theo phương thức cắt - ráp - hoàn thiện (gia công). Điều này cho thấy Việt Nam đang rất mạnh trong khâu cuối cắt - may còn lĩnh vực kéo sợi, dệt, nhuộm thì lại thiếu sự đầu tư tương xứng. Đây thực sự là bài toán khó cho nhiều DN trong việc đáp ứng quy tắc xuất xứ của TPP và nguồn cung nguyên phụ liệu đang lệ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu (nhất là Trung Quốc nhưng nước này không phải thành viên TPP).

Nhường sân nguyên phụ liệu cho nước ngoài

Trong khi DN nội địa đang loay hoay với bài toán nguyên phụ liệu, làn sóng DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam khoảng 2 năm trở lại đây lại tăng rất mạnh nhằm đón đầu tận dụng lợi thế từ TPP và các FTA khác. Hàng loạt dự án dệt may của DN FDI được cấp phép đầu tư thời gian qua chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp phụ trợ như dệt, nhuộm với số vốn lên tới hàng triệu USD.

Như Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai tổng vốn đầu tư 600 triệu USD đến từ Thổ Nhĩ Kỳ để sản xuất và gia công các loại sợi; dự án Công ty TNHH Worldon Việt Nam trị giá 300 triệu USD sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp; dự án nhà máy sợi, vải màu Lu Thai (Việt Nam) tổng vốn 160,8 triệu USD do Hồng Kông đầu tư...

Theo ông Vũ Bá Phú, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Bộ Công Thương, đây là mặt tích cực của quy tắc xuất xứ giúp DN trong ngành tăng giá trị nội địa cho hàng may xuất khẩu và giúp ngành phát triển bền vững trước các đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Ngược lại, DN dệt may trong nước sẽ bất lợi, nguồn cung có khả năng chưa đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng sẽ tạo cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực cung ứng nguyên liệu theo yêu cầu xuất xứ (trừ một số DN có tiềm lực mạnh cũng đầu tư chuỗi khép kín).

Câu hỏi đặt ra vì sao lâu nay, DN dệt may trong nước không đầu tư vào khâu sợi, dệt, nhuộm mà phải nhập khẩu? Ông Phạm Xuân Trình, Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Phong Phú, lý giải những DN FDI đầu tư để đón đầu hưởng lợi từ các FTA và TPP đều có vốn mạnh, công nghệ cao và có sẵn thị trường ở nước ngoài, trong đó có cả làn sóng dịch chuyển các nhà máy từ thị trường khác về Việt Nam.

Trong khi đó, DN nội địa vừa làm vừa tìm vốn bởi đầu tư một nhà máy dệt, nhuộm không đơn giản. Với những DN xuất phát điểm ban đầu chỉ có may thì rất khó bắt đầu từ bây giờ đầu tư vào dệt, nhuộm bởi không chỉ cần vốn nhiều mà cả yếu tố về công nghệ, mặt bằng... Dù vậy, một tín hiệu khả quan là khoảng vài năm gần đây, khi TPP đang đàm phán vào giai đoạn cuối, có rất nhiều DN trong nước nhìn thấy cơ hội và đã mạnh tay đầu tư vào khâu sợi, dệt, nhuộm như Vinatex, Công ty May 8-3, Dệt may Nam Định, Phong Phú, Việt Thắng...

Hiện DN dệt may trong nước được thoải mái mua nguyên phụ liệu từ khắp các thị trường đã cạnh tranh rất vất vả. Khi TPP có hiệu lực, DN nội địa chắc chắn sẽ càng khó khăn bởi quy luật cá lớn nuốt cá bé. Do đó, các DN kiến nghị nhà nước cần sớm có chính sách hỗ trợ để thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ, đồng thời sớm thông tin cho DN biết những tác động cụ thể từ hội nhập để DN chuẩn bị tốt hơn.

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP HCM:

“Phà vào gáy” mới xúc tiến mạnh

Hội đang xúc tiến liên kết giữa các DN sản xuất nguyên liệu với DN may xuất khẩu nhằm gia tăng xuất khẩu và kết quả bước đầu là khả quan. Thế nhưng, vấn đề nhức nhối với ngành hiện nay là hàng lậu, kém chất lượng và trốn thuế tràn vào làm khó cả DN sản xuất bởi phải đến khoảng năm 2017, khi TPP có hiệu lực, mới cần đáp ứng quy tắc xuất xứ. Nếu giờ, DN cứ nhập vải, nguyên liệu giá rẻ từ các thị trường mà không tập trung đầu tư vào xây dựng vùng nguyên phụ liệu thì làm sao tận dụng cơ hội.
Hội đang xúc tiến liên kết giữa các DN sản xuất nguyên liệu với DN may xuất khẩu nhằm gia tăng xuất khẩu và kết quả bước đầu là khả quan. Thế nhưng, vấn đề nhức nhối với ngành hiện nay là hàng lậu, kém chất lượng và trốn thuế tràn vào làm khó cả DN sản xuất bởi phải đến khoảng năm 2017, khi TPP có hiệu lực, mới cần đáp ứng quy tắc xuất xứ. Nếu giờ, DN cứ nhập vải, nguyên liệu giá rẻ từ các thị trường mà không tập trung đầu tư vào xây dựng vùng nguyên phụ liệu thì làm sao tận dụng cơ hội.
TP HCM đang có chủ trương thành lập trung tâm nguyên phụ liệu và thiết kế thời trang được xem là bước chuyển biến mới, đem lại nhiều kỳ vọng cho DN nội địa. Một trung tâm nguyên phụ liệu đã được đề cập từ lâu nhưng phải tới khi TPP và các FTA khác “phà vào gáy”, giải pháp này mới được xúc tiến mạnh.

Ông Ngô Đức Hòa, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dệt may Thắng Lợi:

Sẵn sàng liên kết với cả FDI

Rất nhiều DN nội địa kỳ vọng làn sóng đầu tư của DN FDI trong lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm sẽ giúp tăng nguồn cung nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, giúp DN dệt may đáp ứng được yêu cầu trong TPP và các FTA khác. Có điều, khi FDI đầu tư chuỗi khép kín (trong đó có cả khâu may) cũng sẽ cạnh tranh trực tiếp với DN nội địa.
Rất nhiều DN nội địa kỳ vọng làn sóng đầu tư của DN FDI trong lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm sẽ giúp tăng nguồn cung nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, giúp DN dệt may đáp ứng được yêu cầu trong TPP và các FTA khác. Có điều, khi FDI đầu tư chuỗi khép kín (trong đó có cả khâu may) cũng sẽ cạnh tranh trực tiếp với DN nội địa.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành, Thắng Lợi đủ sức cạnh tranh ở lĩnh vực cắt may, công nghệ may thuộc mức khá so với thế giới nhưng về nguyên phụ liệu thì rất khó. Lợi thế lớn nhất của DN nội địa lúc này là kinh nghiệm, am hiểu thị trường và nguồn nhân lực chất lượng được đào tạo. Gần đây, chúng tôi cũng đang tích cực đầu tư nhập thêm máy móc hiện đại, liên kết với các DN trong ngành (vải, sợi…) và sẵn sàng liên kết với DN FDI nhằm đáp ứng nhu cầu cao hơn khi hội nhập.

Ông Phạm Xuân Trình, Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Phong Phú:

Vải Việt Nam cũng phải cạnh tranh với hàng ngoại

Phong Phú đang có chiến lược mở rộng đầu tư một số nhà máy sản xuất vải denim, dệt kim để tăng công suất, không chỉ đáp ứng nhu cầu của DN mà còn cung cấp ra thị trường. Có điều, hiện vải của Việt Nam vẫn đang phải cạnh tranh với vải Trung Quốc về giá, phải đến khoảng đầu năm 2017 khi TPP chuẩn bị có hiệu lực, các DN mới tập trung mua vải của DN nội địa.
Nhờ đầu tư bài bản ngay từ đầu nên Phong Phú đã có chuỗi khép kín từ sợi - dệt - nhuộm - may (ngành sản xuất sợi chỉ may, vải denim và dệt kim, ngành may mặc…) nên sẽ tận dụng được lợi thế từ TPP. Nói vậy không có nghĩa các DN dệt may khác sẽ “đứng bên lề” bởi ngoài TPP yêu cầu xuất xứ từ sợi, các FTA khác như với EU, Hàn Quốc chỉ quy định xuất xứ từ vải nên vẫn còn cửa rộng đẩy mạnh xuất khẩu cho ngành dệt may trong nước.
Phong Phú đang có chiến lược mở rộng đầu tư một số nhà máy sản xuất vải denim, dệt kim để tăng công suất, không chỉ đáp ứng nhu cầu của DN mà còn cung cấp ra thị trường. Có điều, hiện vải của Việt Nam vẫn đang phải cạnh tranh với vải Trung Quốc về giá, phải đến khoảng đầu năm 2017 khi TPP chuẩn bị có hiệu lực, các DN mới tập trung mua vải của DN nội địa.

Linh Anh ghi

Theo Thái Phương

Người Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên