MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dệt may tấp nập “mở hàng” đầu năm

Chưa đầy 2 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đã đạt gần 3,5 tỷ USD – hứa hẹn một năm tiếp tục “làm mưa làm gió” của hàng dệt may trên thị trường quốc tế.

Nội dung nổi bật:

- Trong năm 2014, ngành dệt may đã có sự tăng trưởng ấn tượng với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 24,5 tỷ USD (chỉ sau kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện).

- Đến thời điểm này, phần lớn các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã có đơn hàng sản xuất đến hết quý 2/2015.

- Năm 2015, dự kiến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 28 - 28,5 tỷ USD, tăng khoảng 16% so với năm 2014.


Từ những “tiền đề” tăng trưởng năm 2014

Có thể nói, dệt may là một trong những điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu của Việt Nam năm 2014. Sự tăng trưởng mạnh mẽ về giá trị xuất khẩu đã đẩy mạnh cán cân thương mại của ngành về hướng xuất siêu. Với giá trị xuất khẩu bình quân đạt 1,955 tỷ USD/tháng trong năm 2014, ngành dệt may Việt Nam đã về đích vượt kế hoạch 1 tỷ USD.

Bên cạnh các thị trường truyền thống như: EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản…, một số thị trường mới nổi cũng đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong năm 2014.

Trong năm 2014, hàng dệt may là mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang hầu hết các thị trường trên thế giới. Trong đó thị trường Hoa Kỳ dẫn đầu với kim ngạch đạt 9,82 tỷ USD; chiếm khoảng 46,9% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.

Nếu so với các quốc gia cạnh tranh trên thị trường Mỹ, Việt Nam tiếp tục đạt tăng trưởng dẫn dầu với 2 con số, trong khi các quốc gia khác tăng nhẹ hoặc thậm chí còn tăng trưởng âm (Trung Quốc tăng chưa tới 1%, Ấn Độ tăng 6%, Indonesia, Bangladesh Campuchia tăng trưởng âm).

Thị trường EU đứng thứ 2 với kim ngạch đạt 3,4 tỷ USD, tăng 17%. Các mặt hàng xuất khẩu như áo jacket, quần nam nữ, áo hàng suite nam nữ… chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu mặt  hàng may mặc xuất khẩu sang EU. Thị phần hàng dệt may của Việt Nam trên thị trường EU tăng từ 1% (trong năm 2013) lên 1,98% (trong năm 2014).

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 3 của Việt Nam với kim ngạch đạt 2,7 tỷ USD tăng 9%, thị phần tăng từ 6,01% lên 6,61%. Thị trường Hàn Quốc tăng tới 27% trong năm 2014 với kim ngạch 2,4 tỷ USD, trong đó tăng trưởng mạnh nhất là các nhóm hàng áo khoác, áo jacket, hàng suite, quần nam nữ.

Đánh giá về kết quả của ngành dệt may trong năm 2014, ông Lê Tiến Trường- Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), ngành dệt may đã có sự tăng trưởng ấn tượng với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 24,5 tỷ USD (chỉ sau kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện).

Theo ông Trường, so với năm 2013, giá đơn hàng dệt may xuất khẩu của năm 2014 thấp hơn bởi giá tất cả nguyên liệu chính đều giảm, trong khi kim ngạch tăng chứng tỏ sản lượng của ngành tăng ở mức khá.

Tấp nập “mở hàng” đầu năm 2015

Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, tính từ đầu năm 2015 đến ngày 15/2, mặc dù chưa đầy 2 tháng, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may của cả nước đã đạt 3,39 tỷ USD; trong đó hàng dệt may đạt 3,093 tỷ USD; xơ sợi dệt đạt 297 triệu USD. Con số này hứa hẹn sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh trong các tháng tiếp theo.

Hàng dệt may tiếp tục đà tăng trưởng trong những tháng đầu năm 2015 (Nguồn: Tổng cục hải quan)

Hàng dệt may tiếp tục đà tăng trưởng trong những tháng đầu năm 2015 (Nguồn: Tổng cục hải quan)

Ông Lê Tiến Trường cho biết, năm 2015, dự kiến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 28 - 28,5 tỷ USD. Tại thị trường Mỹ, dự báo xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽ tăng 13% so với năm 2014, đạt trên 11 tỷ USD.

Thị trường EU cũng sẽ tăng trưởng cao khi FTA Việt Nam - EU được ký kết với dự báo kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4 tỷ USD.

Tại Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may có thể đạt 2,9 tỷ USD; tăng 9% so với năm 2014. Cùng với đó, nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Hàn Quốc tăng mạnh từ những tháng cuối năm 2014 là tín hiệu tốt cho xuất khẩu dệt may vào thị trường này trong năm 2015.

Trong khi đó, phát biểu tại hội nghị công bố kết quả sản xuất kinh doanh năm 2014 của Tập đoàn dệt may Việt Nam ngày 16/1, ông Trần Việt - Trưởng Ban thị trường Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho biết, dù chưa được ký kết nhưng hiệu ứng tích cực từ các hiệp định thương mại tự do như TPP (với Mỹ và Nhật Bản), FTA với EU, Hàn Quốc, Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan đã tạo ra sức hút lớn trong việc chuyển dịch các đơn hàng dệt may sang phía Việt Nam.

Đại diện Vinatext cũng cho biết, đến thời điểm này, phần lớn các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã có đơn hàng sản xuất đến hết quý 2/2015 và đây là tiền đề để ngành dệt may có thể đạt mục tiêu xuất khẩu năm 2015 từ 28-28,4 tỷ USD, tăng khoảng 16% so với năm 2014.

Bài 2: Ngành dệt may “đón đầu” cơ hội

Nguyệt Quế

Trịnh Hường

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên