Dòng vốn FDI chảy khỏi Trung Quốc: Việt Nam có hưởng lợi?
Về dài hạn, dòng vốn FDI có thể giảm dần tại Trung Quốc và dịch chuyển ra khỏi quốc gia này. Việt Nam cần làm gì để đón dòng vốn này?
- 19-08-2015Việt Nam nằm trong top 3 thu hút FDI mới ở Đông Nam Á
- 03-08-2015Việt Nam đang ở đâu trong xu thế dịch chuyển FDI?
- 08-07-2015FDI: Lượng chẳng lo, chất cần chuyển biến
Nhân dân tệ mất giá, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng?
Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia trong ngành, hàng nông lâm thủy sản vẫn là mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Trung Quốc. Tuy nhiên, do đây là những mặt hàng khó thay thế tại Trung Quốc nên mức ảnh hưởng của tỷ giá không quá lớn.
Số liệu thống kê năm 2014 cho thấy, ngành công nghiệp chế biến chế tạo có tỷ trọng tăng lên 9,5%. Tuy nhiên, nhóm hàng này chủ yếu là dầu thô và hàng hóa xuất khẩu trong chuỗi giá trị của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam nên ảnh hưởng của tỷ giá sẽ không lớn.
Ở chiều ngược lại, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp do bối cảnh tổng cầu đang giảm tại Trung Quốc.
Theo TS. Nguyễn Đức Độ - Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính), khi đồng nhân dân tệ giảm giá 1%, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc cũng sẽ tăng thêm khoảng hơn 1%.
Ông Độ lý giải, trên thực tế Việt Nam nhập khẩu máy móc, linh kiện, phụ kiện … từ Trung Quốc để gia tăng đầu tư và xuất khẩu. Ngược lại, Trung Quốc cũng nhập khẩu nhiều nông sản, nguyên liệu thô… từ Việt Nam để phục vụ cho mục đích tiêu dùng cũng như sản xuất.
Bởi vậy, khi xuất khẩu của Việt Nam gia tăng, nhập khẩu từ Trung Quốc cũng tăng theo. Và khi sản xuất của Trung Quốc phát triển, nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam cũng sẽ được cải thiện.
Về nhập khẩu, 94,5% hàng nhập khẩu từ Trung Quốc là máy móc thiết bị dụng cụ, phương tiện vận tải phụ tùng và nguyên nhiên vật liệu. Do vậy, việc phá giá đồng Nhân dân tệ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam nhập hàng hóa rẻ hơn, giảm chi phí sản xuất và dịch chuyển tổng cung.
Việt Nam cần làm gì để đón dòng vốn FDI dịch chuyển từ Trung Quốc?
Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), khi đồng Nhân dân tệ bị phá giá, nhập siêu với Trung Quốc có thể tăng lên nhưng được bù đắp bởi thặng dư thương mại với các đối tác khác khi hàng xuất khẩu trở nên cạnh tranh hơn.
Về ngắn hạn, dư cung và cầu yếu tại Trung Quốc khiến cho hàng hóa Trung Quốc có thể tràn sang Việt Nam làm thay đổi cơ cấu thương mại hiện nay của nước ta, tăng nhập khẩu hàng tiêu dùng.
Bên cạnh đó, sự cạnh tranh của hàng Trung Quốc đối với những hàng hóa do doanh nghiệp FDI sản xuất tại Việt Nam có thể sẽ giúp phá vỡ thế độc quyền lâu nay của các doanh nghiệp FDI và người tiêu dùng sẽ hưởng lợi.
Về dài hạn, dòng vốn FDI có thể giảm dần tại Trung Quốc và dịch chuyển ra khỏi quốc gia này. Việt Nam cần làm gì để đón dòng vốn này?
Theo ông Nguyễn Tú Anh – Chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), trước diễn biến phá giá đồng Nhân dân tệ, giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới bao gồm xăng, dầu, sắt thép… cũng sẽ giảm. Việt Nam cần tận dụng xu hướng này để thúc đẩy sản xuất công nghiệp trong nước.
Ngoài ra, Việt Nam cần khai thác tốt thị trường hàng tiêu dùng – thị trường mà Trung Quốc đang nhắm vào sau khi phá giá đồng Nhân dân tệ.
Trước đó, theo khảo sát của fDi Market (một bộ phận nghiên cứu thuộc Financial Times), trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam là quốc gia thu hút FDI lớn thứ 2 sau Trung Quốc. Tuy nhiên, chi phí lao động tăng cao tại Trung Quốc trong thời gian qua đã tạo điều kiện cho các thị trường mới nổi ở châu Á nâng cao sức cạnh tranh trong ngành sản xuất.
Cụ thể, chi phí để mở 1 nhà máy sản xuất thiết bị hóa chất hoặc công nghệ dược phẩm tại Việt Nam rẻ hơn Trung Quốc tới 50%. Tương tự, chi phí để xây dựng một nhà máy sản xuất tự động tại Việt Nam cũng rẻ hơn Trung Quốc khoảng 40%.
Nếu nhìn vào trung hạn có thể thấy bức tranh đầu tư nước ngoài tại Việt Nam khá tươi sáng. Thị trường nội địa tiếp tục phục hồi với mức tăng trưởng GDP dự báo cho năm 2015 là 6,1% và tăng lên 6,2% vào năm 2016.
Do vậy, nếu như biết tận dụng tốt cơ hội, tối đa hóa lợi ích chi phí; đồng thời đầu tư nâng cao kỹ năng tay nghề của người lao động và cải thiện công nghệ sản xuất, Việt Nam sẽ hưởng lợi trong cuộc chuyển dịch sắp tới.