MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Du lịch Việt Nam” giậm chân tại chỗ”: Gỡ chỗ này, coi chừng vướng chỗ khác!

Bài toán về du lịch bềnh vững, trách nhiệm ra đời và đi kèm với sự phát triển du lịch, nhưng chính sự chủ quan của các cấp, ngành, địa phương đã khiến chính họ giật mình và bị động khi biết được số lượng khách du lịch đến với Việt Nam 8 tháng đầu năm, đã không tăng mà càng giảm mạnh.

Du lịch được mệnh danh “ ngành công nghiệp không khói”, và hiển nhiên nó mang trong mình nhiều mối quan hệ phức tạp, với một loạt các nguyên nhân, rồi giải pháp. Chính điều này để khẳng định rằng, giải quyết bài toán du lịch cần có giải pháp đồng bộ, không thể gỡ chỗ này rồi để vướng chỗ khác.

Đơn cử, việc quá chú trọng đến môi trường du lịch nhưng “ bỏ quên” quảng bá xúc tiến, hay hạ tầng du lịch… cũng chẳng thể mang lại hiệu quả cao…

Đô thị cổ Hội An ( Quảng Nam), một địa phương có sự phát triển bềnh vững trong ngành du lịch bao năm qua- một trong số những địa phương hiếm hoi của cả nước. Để hiểu rõ về bài toán phát triễn du lịch bềnh vững, hơn nữa tháng qua, chúng tôi đã khảo sát, trực tiếp tìm hiểu nhiều mô hình phát triễn du lịch, cũng như thực trạng và cách làm du lịch của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nơi này.

Đa dạng hóa thị trường khách du lịch

Sự chủ động của việc tiên lượng và đưa ra những giải pháp ổn định từ đầu năm, giúp cho lượng khách du lịch đến với Hội An có sự tăng trưởng và dịch chuyển, đa dạng hơn với nhiều thị trường khách du lịch mới nổi như Hàn Quốc, Nhật Bản… thay vì khách nội địa và khách du lịch Trung Quốc so với trước đây.

“ Hội An không phụ thuộc vào bất cứ một thị trường khách du lịch nào. Chúng tôi chủ động mở rộng thị trường để không bị động trước sự tăng giảm số lượng du khách, đơn cử như thị trường khách du lịch mới ở Hội An như Hàn Quốc, Nhật Bản…” Đó là khẳng định của ông Nguyễn Sự- Nguyên Bí thư Thành ủy TP. Hội An, trong cuộc họp báo dịp lễ 30.4 vừa qua.

Thực tế, việc này đã được chứng minh, khi số lượng khách du lịch Quốc tế đến với Hội An không có sự tăng trưởng, chính quyền nơi đây đã có sự chủ động khi đón một lượng lớn khách du lịch nội địa thời gian qua, mà điển hình là du lịch đảo Cù Lao Chàm trong các dịp nghỉ lễ.

Nữa cuối năm 2014, Lao động có bài viết “ Cù Lao Chàm buồn vào mùa du lịch”, trong đó phản ánh việc suy giảm đột ngột lượng khách du lịch Trung Quốc đến với phố cổ Hội An, Cù Lao Chàm ( Hội An, Quảng Nam) vì trước đó, do ảnh hưởng của vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 vào vùng biển Việt Nam. Sự kiện chính trị khiến nguồn khách du lịch Trung Quốc đến với địa phương này suy giảm đáng kể.

Tuy nhiên, việc chủ động đa dạng hóa thị trường khách du lịch bấy lâu nay, giúp địa phương không phụ thuộc vào bất cứ thị trường khách du lịch đơn lẻ nào. Bên cạnh đó, giải pháp này giúp cho việc quản lý, chủ động và dự đoán trước thời điểm du lịch và chủ động, mở rộng thêm nhiều mùa du lịch, khách quốc tế đến với Hội An.

Việc đa dạng hóa thị trường khách du lịch là điều cần thiết, thế nhưng làm được điều này, trước hết cần có sự liên kết trong du lịch giữa Hội An, Quảng Nam và TP. Đà Nẵng. Đây là thiết yếu, bởi lẻ, về cơ sở hạ tầng, tại Đà Nẵng có cảng hàng không Quốc tế và cảng biển, nơi đi và đến của lượng khách du lịch rất lớn đổ về miền trung nói chung, trong đó có Hội An ( Quảng Nam) nói riêng.

Quảng bá, kích cầu: Chính quyền chủ động, doanh nghiệp vẫn lo!

Ngay đầu năm 2015, chính quyền Hội An đã công bố hàng loạt các hoạt động nhằm quảng bá, kích cầu khách du lịch trong năm, các hoạt động được tổ chức liên tiếp, trải đều theo thời gian.

Đơn cử như, du lịch Đêm Cù Lao, Giao Lưu văn hóa Hội An- Nhật Bản,… Sự hiệu quả các chương trình này là có, tuy nhiên các sự kiện quảng bá, kích cầu du lịch này vẫn chưa đạt đến mức tốt nhất và dễ gây nên sự nhàm chán nếu không có sự đổi mới trong các sự kiện, cũng như cách truyền thông sự kiện ấy. Đó chính là khẳng định của một số doanh nghiệp, những người làm du lịch.

Lý giải vấn đề này, nhiều doanh nghiệp chỉ rõ, các sự kiện quảng bá, kích cầu này ít được khách du lịch quốc tế biết đến bởi lý do bất đồng về ngôn ngữ trong công tác truyền thông. Có rất ít các cơ quan báo chí ở Việt Nam, có hình thức quảng bá du lịch bằng các ngôn ngữ thông dụng trên thế giới.

Qua tìm hiểu, khảo sát, điều này là có thật bởi lẽ, cách để các doanh nghiệp du lịch, lữ hành quảng bá xúc tiến cho riêng mình là có sự khác biệt. Đơn cử, mỗi doanh nghiệp đều có trang Wed riêng, gồm nhiều thứ tiếng khác nhau, hoặc đơn giản nhất cũng có ngôn ngữ tiếng Anh để quảng bá cho hình ảnh của doanh nghiệp mình trên mạng xã hội.

Chưa hết, các công ty lữ hành còn có sự liên kết nhất định giữa các tỉnh thành lân cận nhau. Ví như Tour Hội An- Đà Nẵng- Huế… Tuy nhiên việc đưa đón khách du lịch và giới thiệu du khách biết và chủ động đến với Hội An trong mỗi dịp lễ hội là điều khó thực hiện.

Ngoài ra, theo nhiều hướng dẫn viên du lịch cho biết, họ biết được du lịch các nước đang rất chú trọng đến việc cạnh tranh trong ngành du lịch. Họ chú trọng công tác quảng bá, xúc tiến, thậm chí để thực hiện điều này, họ sẵn lòng chủ động đi sang nước khác, mở công ty lữ hành hoặc liên kết với nhau hoặc liên kết với ngành hàng không nhằm quảng bá thông tin du lịch, để đưa du khách về du lịch tại nước họ.

Môi trường du lịch: Nơi khẳng định thương hiệu du lịch của địa phương

Một trong những vấn đề cấp thiết của thực tiễn, chính là môi trường du lịch, bởi sự bất an của du khách với vấn nạn chèo kéo, đeo bám để bán hàng. Chính điều này quyết định sự thành bại trong việc giữ chân du khách lưu trú lâu hơn, hay một lời mời có ấn tượng để du khách sớm trở lại với Việt Nam. Chưa hết, đây còn là kênh thông tin quan trọng để khách du lich giới thiệu nhau cùng tìm đến du lịch Việt Nam.

Theo phản ánh của du khách, và ghi nhận từ thực tiễn của chúng tôi, thực trạng đeo bám, chèo kéo khách du lịch mua hàng tại Hội An là có, dù chưa đến mực báo động nhưng cần có giải pháp quyết liệt để chấn chỉnh ngay từ đầu.

Qua khảo sát thông tin trực tiếp từ khách du lịch, chúng tôi khá bất ngờ khi biết được hơn 50% khách du lịch biết và tìm đến với Việt Nam chính là từ giới thiệu của người thân, bạn bè và cả thương hiệu nổi tiếng của điểm du lịch này.

Anh Tri, một người tiếp xúc thường xuyên với khách du lịch, hiện đang làm việc tại làng rau Trà Quế ( Hội An) kể:” Chúng tôi vẫn hay hỏi khách du lịch biết đến Việt Nam hay Hội An từ đâu, thì đa phần họ trả lời là từ truyền thông báo chí quốc tế, mạng xã hội… Tuy nhiên, họ biết đến Hội An từ nhiều kênh vậy nhưng chọn Hội An để đi du lịch thì chủ yếu từ giới thiệu của người thân, bạn bè, và cả sự ấn tượng của họ trong những lần Hội An được vinh danh trên các báo, tạp chí của nước ngoài…”.

Du khách quốc tế nói gì về du lịch Hội An?

Qua trao đổi, nhiều du khách cho rằng, họ đến với Hội An để khám phá nét đẹp văn hóa của di sản phố cổ. Tuy nhiên, họ khá bất ngờ với du lịch trải nghiệm, đó chính lần được nhìn thấy, được thực hiện các công việc nghề nông ở nơi đây như cưỡi trâu tát nước…

Chị Danielle, du khách Mỹ cho biết:”Được bước chân xuống đồng ruộng, cày cấy, gieo mạ… tôi rất thích. Điều đặc biệt, chính điều này giúp tôi hiểu được hơn văn hóa của nước bạn, nơi xưa kia nổi tiếng với ngành nông nghiệp lúa nước…”.

Hay anh David, du khách đến từ Anh thì cho rằng:” Tôi biết con trâu từ bức ảnh của các nhiếp ảnh gia, nhưng tôi được tận mắt thấy nó, điều khiển khi ngồi trên nó, thì thật là thú vị. Du lịch có sự trải nghiệm, đó là điều chúng tôi cảm thấy thú vị nhất vì nó trực quan hơn, giúp chúng tôi nhanh chóng hiểu hơn về một nét đẹp văn hóa của quê hương các bạn…”.

Không chỉ có phát triển du lịch du lịch sinh thái, làng quê mà nhiều mô hình du lịch khác cũng được các doanh nghiệp du lịch áp dụng, như dẫn khách đi ăn đặc sản ở phố cổ; du lịch làng chài- khách ở, sinh hoạt và ăn uống chung với người dân ven biển Cẩm An ( Hội An)… Đó là sự thành công của Hội An trong việc phát triển du lịch hướng đến cộng đồng.

Du lịch cộng đồng, điểm sáng của một mô hình mới, góp phần phát triển bềnh vững cho du lịch hội an
Du lịch cộng đồng, điểm sáng của một mô hình mới, góp phần phát triển bềnh vững cho du lịch hội an

Theo Phước Bình

Lao động

Trở lên trên