EVN đã cơ bản thoái vốn ở các doanh nghiệp bất động sản
Đến nay các thủ tục thanh toán tiền chuyển nhượng cổ phần cho EVN đã hoàn thành.
Theo Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giai đoạn 2012-2015, EVN sẽ phải thực hiện thoái vốn và giảm vốn tại bảy Công ty cổ phần đến hết năm 2015. Tập đoàn này cho biết, đến nay đã hoàn thành cơ bản công tác thoái vốn ở các doanh nghiệp bất động sản và giảm vốn ở các tổ chức tài chính.
Trên thực tế, tại Công ty cổ phần Bất động sản Sài Gòn Vina (Land Sài Gòn) và Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực miền Trung (Land miền Trung), EVN đã thoái toàn bộ vốn theo đúng phê duyệt của Bộ Công Thương theo hình thức đấu giá công khai với giá trị cổ phiếu bằng hoặc cao hơn mệnh giá.
Bên cạnh đó, EVN cũng hoàn thành việc chuyển nhượng một triệu cổ phần của Tập đoàn tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Toàn cầu cho Công ty International ERGO, giảm tỷ lệ sở hữu của EVN từ 22,5% xuống còn 20% vốn điều lệ của công ty cổ phần này.
EVN còn hoàn thành việc chuyển nhượng 25,2 triệu cổ phần của EVN tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình cho Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hà Nội (Geleximco), giảm tỷ lệ sở hữu của EVN từ 21,27% xuống còn 16,02% vốn điều lệ của ngân hàng này.
Hiện tại, EVN chỉ còn lại vốn là phần lợi nhuận được chia bằng cổ phiếu, tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình và sẽ tiếp tục thực hiện thoái vốn khi Chính phủ có nghị quyết về vấn đề này.
Bên cạnh đó, EVN cũng hoàn thành việc thoái toàn bộ vốn tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Điện lực Việt Nam với số lượng chuyển nhượng là 500.000 cổ phần, đảm bảo công khai minh bạch, thu hồi vốn và có hiệu quả ở mức cao nhất có thể tại thời điểm chuyển nhượng.
Đến nay các thủ tục thanh toán tiền chuyển nhượng cổ phần cho EVN đã hoàn thành.
Ngoài ra, EVN đang thực hiện các thủ tục thoái toàn bộ vốn của EVN tại Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình theo phương án đấu giá công khai toàn bộ 11,4 triệu cổ phần theo phê duyệt của Bộ Công Thương.
Riêng tại Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVNFinance), Bộ Công Thương và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội đã chấp thuận phê duyệt phương án giảm vốn của EVN tại EVNFinance, từ 40% vốn điều lệ xuống còn 15% vốn điều lệ./.
>> Lời nhắn không riêng gửi EVN
Trên thực tế, tại Công ty cổ phần Bất động sản Sài Gòn Vina (Land Sài Gòn) và Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực miền Trung (Land miền Trung), EVN đã thoái toàn bộ vốn theo đúng phê duyệt của Bộ Công Thương theo hình thức đấu giá công khai với giá trị cổ phiếu bằng hoặc cao hơn mệnh giá.
Bên cạnh đó, EVN cũng hoàn thành việc chuyển nhượng một triệu cổ phần của Tập đoàn tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Toàn cầu cho Công ty International ERGO, giảm tỷ lệ sở hữu của EVN từ 22,5% xuống còn 20% vốn điều lệ của công ty cổ phần này.
EVN còn hoàn thành việc chuyển nhượng 25,2 triệu cổ phần của EVN tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình cho Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hà Nội (Geleximco), giảm tỷ lệ sở hữu của EVN từ 21,27% xuống còn 16,02% vốn điều lệ của ngân hàng này.
Hiện tại, EVN chỉ còn lại vốn là phần lợi nhuận được chia bằng cổ phiếu, tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình và sẽ tiếp tục thực hiện thoái vốn khi Chính phủ có nghị quyết về vấn đề này.
Bên cạnh đó, EVN cũng hoàn thành việc thoái toàn bộ vốn tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Điện lực Việt Nam với số lượng chuyển nhượng là 500.000 cổ phần, đảm bảo công khai minh bạch, thu hồi vốn và có hiệu quả ở mức cao nhất có thể tại thời điểm chuyển nhượng.
Đến nay các thủ tục thanh toán tiền chuyển nhượng cổ phần cho EVN đã hoàn thành.
Ngoài ra, EVN đang thực hiện các thủ tục thoái toàn bộ vốn của EVN tại Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình theo phương án đấu giá công khai toàn bộ 11,4 triệu cổ phần theo phê duyệt của Bộ Công Thương.
Riêng tại Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVNFinance), Bộ Công Thương và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội đã chấp thuận phê duyệt phương án giảm vốn của EVN tại EVNFinance, từ 40% vốn điều lệ xuống còn 15% vốn điều lệ./.
>> Lời nhắn không riêng gửi EVN
Theo Mai Phương