Giải quyết “ Điểm nghẽn” của nền kinh tế
Ông Đặng Đức Thành cho rằng tư duy kinh tế dựa vào phát triển kinh tế theo chiều rộng, dựa vào doanh nghiệp nhà nước… đã không còn phù hợp với thực tế hiện nay.
Trong buổi hội thảo tại Vĩnh Phúc 25-3-2014, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu rằng “ Môi trường thể chế yếu kém, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp và kết cấu hạ tầng yếu là điểm nghẽn, là nút thắt đang cản trở quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
Bài tham luận của ông Đặng Đức Thành, chủ nhiệm câu lạc bộ các nhà kinh tế (VEC), ủy viên BCH phòng thương mại & công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong cuộc hội thảo kinh tế mùa xuân năm 2014 vừa diễn ra tại Quảng Ninh đã đưa ra những ý kiến nhằm góp phần giải quyết phần nào những vấn đề phó thủ tướng đã nêu ra.
Trước hết bài tham luận cho rằng cần phải thay đổi tư duy kinh tế và chiến lược phát triển kinh tế. Ông Đặng Đức Thành cho rằng tư duy kinh tế dựa vào phát triển kinh tế theo chiều rộng, dựa vào doanh nghiệp nhà nước… đã không còn phù hợp với thực tế hiện nay.
Bài viết còn cho rằng kể cả chủ trương công nghiệp hóa cũng cần điều chỉnh xem xét lại, theo ông đầu tư phát triển công nghiệp hóa đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, thời gian lâu, thêm vào đó chủ trương không rõ ràng nên nơi nào cũng phát triển khu công nghiệp, nơi nào cũng xây cảng biển , sân bay và kết quả là nhiều công trình ko được sử dụng hoặc chưa phát huy hết công suất dẫn đến lãng phí.
Cũng vì chủ trương công nghiệp hóa mà tạo nên những tập đoàn lớn một cách duy ý chí dẫn đến sự đổ vỡ hàng loạt như vinaline, vinashin,…Nên chăng giảm đầu tư vào công nghiệp mà thay vào đó phát triển dịch vụ, du lịch ,nông nghiệp,…. Những ngành có cơ hội phát triển và nâng cao đời sống người dân? Từ đó bài viết kiến nghị rằng để phá “ điểm nghẽn” thì nên xây dựng tăng trưởng dựa trên phát triển chiều sâu, nâng cao hiệu quả chất lượng và sức cạnh tranh, ưu tiên phát triển các thành phần khác không chỉ riêng doanh nghiệp nhà nước.
Thứ hai, ông Đặng Đức Thành nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nguồn vốn và thế mạnh nội lực của Việt Nam. Bài tham luận nêu lên những khó khăn trong việc tìm nguồn vốn của các doanh nghiệp Việt Nam, và chỉ ra rằng để phát triển 1 cách bền vững Việt nam cần sử dụng nguồn vốn hợp lí, ko nên lấy ngắn nuôi dài, mà phải xác định rõ số lượng và thời gian sử dụng để sử dụng 1 cách hợp lí nhất.
Tránh đầu tư ngân sách cho những ngành sử dụng nhiều vốn, ưu tiên đầu tư những ngành sử dụng ít vốn. Lấy ví dụ cho đề xuất này là các nước phát triển tốt như Singapor hay Malaysia… đầu tư rất ít cho công nghiệp hóa.
Bên cạnh đó, bài viết nhấn mạnh những thế mạnh nội lực của Việt nam để phát triển dịch vụ du lịch và nông nghiệp cần được quan tâm phát triển.
Để kết cho vấn đề này, bài tham luận cho rằng chỉ cần thay đổi tư duy chiến lược, thì mọi kế hoạch và thực hiện để giải quyết “ điểm nghẽn” sẽ đạt hiệu quả rất lớn.
Sao Mai