Giao thương với Nhật mang lại “nhiều lợi nhất”
Trong các nước Việt Nam đang có quan hệ ngoại thương, Nhật Bản vẫn đang là thị trường đem lại nhiều lợi ích nhất cả về xuất khẩu và cả về nhập khẩu.
Trong các nước Việt Nam đang có quan hệ ngoại thương, Nhật Bản vẫn đang là thị trường đem lại nhiều lợi ích nhất cả về xuất khẩu (Việt Nam luôn xuất siêu) và cả về nhập khẩu (công nghệ, thiết bị chất lượng).
Tuy nhiên, theo các chuyên gia thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam phải đầu tư nhiều hơn nữa để nâng cao chất lương, mẫu mã, cách tiếp thị mới đẩy mạnh hơn nữa kim ngạch xuất khẩu vào thị trường khá khó tính này.
Theo thống kê sơ bộ của Bộ Công thương, hết tháng 8/2014, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản ước đạt 9,74 tỷ USD, tăng 10,68% so với cùng kỳ năm 2013. Chiều ngược lại ước đạt 7,88 tỷ USD, tăng 5,54%. Như vậy, Việt Nam tiếp tục xuất siêu sang Nhật với 1,86 tỷ USD, tăng 39,42% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đa số các mặt hàng nông sản xuất sang Nhật Bản (trừ cao su) đều có mức tăng trưởng cao do các quy định kiểm dịch đã đuợc điều chỉnh giảm nhẹ. Theo Bộ Công thương, một lý do xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản dần ổn định và tăng trưởng tốt do các doanh nghiệp Việt Nam đang dần thích nghi và đáp ứng các rào cản kỹ thuật và tiêu chuẩn kiểm dịch của phía Nhật Bản.
Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và chế biến như dệt may, giầy dép và nguyên liệu dệt may da giày, thủy sản… vẫn duy trì mức tăng trưởng xuất khẩu khá và ổn định sang thị trường này. Xuất khẩu hàng dệt may vẫn đạt mức tăng trưởng khá tốt.
Ước 8 tháng đầu năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật đạt trên 1,6 tỷ USD, tăng 6,35% so với cùng kỳ năm 2013.
Theo đánh giá của các nhà nhập khẩu Nhật Bản, với xu hướng dịch chuyển sản xuất dệt may từ Trung Quốc sang Việt Nam, số đơn đặt hàng của khách hàng Nhật Bản tại Việt Nam 2014 có thể tăng lên 20%-30% so với năm 2013.
Các hiệp định kinh tế song phương và việc Nhật Bản tham gia vào Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ tạo thuận lợi cho xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường này. Dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2014 đạt khoảng 2,7 tỉ USD.
Theo Trung tâm Thông tin Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý, Nhật Bản luôn đòi hỏi sự tinh xảo trong hàng may mặc nên các đơn đặt hàng rất nhỏ với nhu cầu kiểu dáng và màu sắc khác nhau bởi phụ nữ Nhật Bản thích sự độc đáo, khác biệt.
Các doanh nghiệp Nhật Bản thường yêu cầu rất phức tạp, đơn đặt hàng nhỏ với các sản phẩm thời trang theo mùa. Người Nhật Bản luôn luôn tìm kiếm khách hàng ở các hội chợ chuyên ngành.
Ngoài nhóm hàng dệt may, một số nhóm hàng công nghiệp nhẹ khác như giày dép; túi xách, va li, mũ, ô dù xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cũng tăng trưởng đáng kể trong 8 tháng đầu năm nay với tốc độ tăng lần lượt là 6,35% và 25,14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hoạt động nhập khẩu từ Nhật Bản cũng bắt đầu gia tăng. Theo Tổng cục Hải quan, nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản về Việt Nam tăng nhẹ trong 8 tháng đầu năm nay, ước đạt 7,88 tỷ USD, tăng 5,54% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong số những hàng hóa được nhập khẩu từ Nhật Bản về Việt Nam trong 8 tháng qua thì máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác vẫn duy trì là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất (chiếm 29% tổng kim ngạch nhập khẩu), và đây cũng là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng khá cao, tăng 20,39% so với cùng kỳ năm 2013.
Nhiều mặt hàng nhập từ thị trường Nhật Bản cũng đã tăng rất mạnh trong 8 tháng đầu năm nay, trong đó, phải kể đến là mặt hàng Nguyên phụ liệu thuốc lá và điện thoại các loại và linh kiện, với tốc độ tăng lần lượt là 769,11% và 330,72% so với cùng kỳ năm 2013.
Trái lại, nhập khẩu nhiều mặt hàng từ thị trường Nhật Bản lại giảm trong năm nay, điển hình như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại; chất dẻo nguyên liệu; dây điện và dây cáp điện... tuy nhiên những tốc độ giảm những mặt hàng này chỉ dao động trong khoảng từ 10-20%, điều này không thể kéo kim ngạch nhập khẩu chung từ thị trường Nhật Bản về Việt Nam giảm....
Tuy nhiên, theo các chuyên gia thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam phải đầu tư nhiều hơn nữa để nâng cao chất lương, mẫu mã, cách tiếp thị mới đẩy mạnh hơn nữa kim ngạch xuất khẩu vào thị trường khá khó tính này.
Theo thống kê sơ bộ của Bộ Công thương, hết tháng 8/2014, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản ước đạt 9,74 tỷ USD, tăng 10,68% so với cùng kỳ năm 2013. Chiều ngược lại ước đạt 7,88 tỷ USD, tăng 5,54%. Như vậy, Việt Nam tiếp tục xuất siêu sang Nhật với 1,86 tỷ USD, tăng 39,42% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đa số các mặt hàng nông sản xuất sang Nhật Bản (trừ cao su) đều có mức tăng trưởng cao do các quy định kiểm dịch đã đuợc điều chỉnh giảm nhẹ. Theo Bộ Công thương, một lý do xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản dần ổn định và tăng trưởng tốt do các doanh nghiệp Việt Nam đang dần thích nghi và đáp ứng các rào cản kỹ thuật và tiêu chuẩn kiểm dịch của phía Nhật Bản.
Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và chế biến như dệt may, giầy dép và nguyên liệu dệt may da giày, thủy sản… vẫn duy trì mức tăng trưởng xuất khẩu khá và ổn định sang thị trường này. Xuất khẩu hàng dệt may vẫn đạt mức tăng trưởng khá tốt.
Ước 8 tháng đầu năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật đạt trên 1,6 tỷ USD, tăng 6,35% so với cùng kỳ năm 2013.
Theo đánh giá của các nhà nhập khẩu Nhật Bản, với xu hướng dịch chuyển sản xuất dệt may từ Trung Quốc sang Việt Nam, số đơn đặt hàng của khách hàng Nhật Bản tại Việt Nam 2014 có thể tăng lên 20%-30% so với năm 2013.
Các hiệp định kinh tế song phương và việc Nhật Bản tham gia vào Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ tạo thuận lợi cho xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường này. Dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2014 đạt khoảng 2,7 tỉ USD.
Theo Trung tâm Thông tin Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý, Nhật Bản luôn đòi hỏi sự tinh xảo trong hàng may mặc nên các đơn đặt hàng rất nhỏ với nhu cầu kiểu dáng và màu sắc khác nhau bởi phụ nữ Nhật Bản thích sự độc đáo, khác biệt.
Các doanh nghiệp Nhật Bản thường yêu cầu rất phức tạp, đơn đặt hàng nhỏ với các sản phẩm thời trang theo mùa. Người Nhật Bản luôn luôn tìm kiếm khách hàng ở các hội chợ chuyên ngành.
Ngoài nhóm hàng dệt may, một số nhóm hàng công nghiệp nhẹ khác như giày dép; túi xách, va li, mũ, ô dù xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cũng tăng trưởng đáng kể trong 8 tháng đầu năm nay với tốc độ tăng lần lượt là 6,35% và 25,14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hoạt động nhập khẩu từ Nhật Bản cũng bắt đầu gia tăng. Theo Tổng cục Hải quan, nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản về Việt Nam tăng nhẹ trong 8 tháng đầu năm nay, ước đạt 7,88 tỷ USD, tăng 5,54% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong số những hàng hóa được nhập khẩu từ Nhật Bản về Việt Nam trong 8 tháng qua thì máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác vẫn duy trì là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất (chiếm 29% tổng kim ngạch nhập khẩu), và đây cũng là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng khá cao, tăng 20,39% so với cùng kỳ năm 2013.
Nhiều mặt hàng nhập từ thị trường Nhật Bản cũng đã tăng rất mạnh trong 8 tháng đầu năm nay, trong đó, phải kể đến là mặt hàng Nguyên phụ liệu thuốc lá và điện thoại các loại và linh kiện, với tốc độ tăng lần lượt là 769,11% và 330,72% so với cùng kỳ năm 2013.
Trái lại, nhập khẩu nhiều mặt hàng từ thị trường Nhật Bản lại giảm trong năm nay, điển hình như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại; chất dẻo nguyên liệu; dây điện và dây cáp điện... tuy nhiên những tốc độ giảm những mặt hàng này chỉ dao động trong khoảng từ 10-20%, điều này không thể kéo kim ngạch nhập khẩu chung từ thị trường Nhật Bản về Việt Nam giảm....
Theo Hà Anh