MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hiệp định FTA Việt Nam - EU sẽ có hiệu lực năm 2018

Hiệp định Thương mại tự do FTA Việt Nam – EU được kỳ vọng mở ra một thị trường tiềm năng to lớn đối với các doanh nghiệp EU và hỗ trợ cho VIệt Nam trong quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh và thông minh hơn.

Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam đã hoàn tất các nội dung thảo luận về một hiệp định thương mại tự do (FTA), đánh dấu kết thúc đàm phán. Thỏa thuận này sẽ mở ra một làn sóng đầu tư chất lượng cao từ cả hai phía, đồng thời hỗ trợ một hệ thống giải quyết tranh chấp đầu tư tiến bộ.

Tại buổi gặp gỡ báo chí của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Eu vừa đang diễn ra tại Hà Nội, Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Bruno Angelet đã thông báo những kết quả đạt được trong chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, bao gồm cả việc hai bên chính thức kết thúc đàm phán hiệp định thương mại tự do.

Theo đó, EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam sau Trung Quốc và về xuất khẩu EU là thị trường lớn thứ hai sau Hoa Kỳ. EU chiếm tới 20% lượng hàng hóa xuất khẩu tại Việt Nam trong đó các sản phảm nổi bật là điện tử, điện thoại chiếm tỷ trọng lớn tới 30% sang EU.

Lãnh đạo Việt Nam muốn quan hệ đầu tư của EU sang Việt Nam cao hơn, nhà đầu tư lớn hơn. Năm ngoái EU là nhà đầu tư lớn thứ 6 ở Việt Nam thì trong những tháng đầu năm nay EU đã vươn lên vị trí thứ 3 trong số các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam" - Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam nói.

Về hỗ trợ phát triển, ông Bruno Angelet cũng cho biết EU không chỉ là nhà tài trợ lớn cho Việt Nam mà còn tài trợ cho Việt Nam những khoản vốn không hoàn lại bên cạnh khoản vay ưu đãi. Do đó, những khoản tài trợ của EU với Việt Nam sẽ không làm gia tăng gánh nặng nợ cho Việt Nam, mà EU luôn luôn muốn là đối tác quan trọng trong phát triển bền vững lâu dài cho Việt Nam, tạo sự thuận lợi lớn nhất cho Việt Nam.

Cao ủy Thương mại Cecilia Malmstrom cho rằng việc kết thúc quá trình đàm phán là tin tức tốt lành cho cả EU và Việt Nam. Việt Nam là nền kinh tế có sức bật với trên 90 triệu người tiêu dùng, trong đó có một tầng lớp trung lưu đang lên và một lực lượng lao động trẻ, năng động.

“Thị trường Việt Nam có tiềm năng lớn và mở ra rất nhiều cơ hội cho nông sản, các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ của EU. FTA này cũng góp phần quan trọng để đóng góp vào sự phát triển bền vững” – bà Cecilia Malmstrom nói.

Đối với Việt Nam, Cao ủy Thương mại EU cho rằng: “Hiệp định này sẽ hỗ trợ cho Việt Nam trong việc thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng kinh tế và phát triển cho người dân trong tương lai. Hiệp định còn giúp tạo nên một hình mẫu về chính sách thương mại với các nước đang phát triển”.

Một nội dung quan trọng trong FTA Việt Nam – EU đó là hai bên cũng đồng thời cam kết đảm bảo tôn trọng các quyền của người lao động và hỗ trợ cho sự quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Do đó, FTA giữa EU và Việt Nam cũng sẽ củng cố nữa nữa quan hệ giữa hai nền kinh tế cũng như hai xã hội. FTA được dựa trên nền tảng Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) hiện đang trong quá trình xem xét phê chuẩn. Theo đó, FTA với Việt Nam là một minh chứng rõ nét hơn về cam kết của EU với khu vực Đông Nam Á, đồng thời là một khối liên kết quan trọng hướng tới mục tiêu cuối cùng là một FTA liên khu vực với ASEAN.

Cũng theo Đại sứ - Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam – ông Bruno Angelet, sau khi hoàn tất việc đàm phán Hiệp định, Việt Nam và EU sẽ có thời gian 2 năm để  chuẩn bị và dự kiến Hiệp định sẽ có hiệu lực chính thức vào năm 2018.

San Ngọc

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên