MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hiệp hội Dệt may sẽ kiến nghị lên Thủ tướng về tăng lương tối thiểu

Nếu tăng lương tối thiểu thêm 12,4% như đề xuất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia thì chi phí tiền lương của Việt Tiến năm 2016 sẽ là 173 tỷ đồng, tăng thêm 99 tỷ đồng so với năm 2015.

Theo VITAS, việc tăng lương tối thiểu mức dự kiến 12,4% như đề xuất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia là một thách thức lớn với các doanh nghiệp dệt may.

Chẳng hạn, với một doanh nghiệp lớn như Tổng công ty May Việt Tiến, có 10.000 lao động trực tiếp trả lương. Tổng số tiền mà doanh nghiệp này trả bảo hiểm trong năm 2015 là 74 tỷ đồng.

Nếu tăng lương tối thiểu thêm 12,4% như đề xuất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia thì chi phí tiền lương của Việt Tiến năm 2016 sẽ là 173 tỷ đồng, tăng thêm 99 tỷ đồng so với năm 2015.

Đến năm 2018, nếu thực hiện theo Luật Bảo hiểm mới (đóng phí bảo hiểm trên lương thực trả) thì số tiền mà Việt Tiến phải đóng là 407 tỷ đồng, tổng công người lao động và DN phải trả 1 tháng là 3,335 triệu đồng, trong đó 1,1 triệu đồng của người lao động, 2,2 triệu đồng của doanh nghiệp.

“Tôi thấy bất hợp lý vô cùng. Nhiều ý kiến trong Hội đồng Tiền lương Quốc gia nói rằng, tại sao lại "cò kè" với người lao động 500.000 đồng. Nhưng xin thưa rằng, không phải người lao động được hưởng mà tiền này nằm vào bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp”, ông Giang nói.

Thông tin thêm, ông Giang cho hay, cách đây 2 ngày, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội yêu cầu Bộ này cân nhắc cẩn trọng trong vấn đề trình Thủ tướng Chính phủ về việc tăng lương tối thiểu năm 2016.

“Nếu không có giải pháp chiến lược thì vô hình trung đánh ngay vào nội tại các doanh nghiệp trong nước và sẽ không chịu nổi” - Vị chủ tịch VITAS kiến nghị và đề xuất thêm, phải thay đổi cơ cấu thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia.

Bộ Công Thương là bộ quản lý sát doanh nghiêp, đi đàm phán các hiệp định thương mại tự do, hiểu sâu và toàn diện thách thức hội nhập tại sao không có tên trong Hội đồng tiền lương.

Được biết, Hội đồng Tiền lương Quốc gia hiện nay có 15 thành viên, gồm: 5 thành viên thuộc Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, 5 thành viên thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và 5 thành viên đại diện cho người sử dụng lao động (Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da giày- Túi xách Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam).

Theo Phan Thu

Báo Hải Quan

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên