MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

ICAEW: Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) giúp Việt Nam phát triển mạnh hơn

Báo mới nhất về kinh tế khu vực Asean của ICAEW đánh giá Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn khi AEC được thành lập.

Báo cáo Tầm nhìn kinh tế Đông Nam Á (Economic Insight: South East Asia), được thực hiện bởi CEBR - Trung tâm Kinh tế và Nghiên cứu Kinh doanh, một trong những đối tác và là nhà dự báo kinh tế của ICAEW (là thành viên sáng lập của Liên minh Kiểm toán toàn cầu) vừa được công bố.

Báo cáo này đánh giá tình hình kinh tế các nước Đông Nam Á theo từng quý, với trọng tâm là các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Theo báo cáo này, tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam chậm đang là rào cản tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, tăng đầu tư trong nước so với phần còn lại của ASEAN và việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) thúc đẩy các cơ hội giúp cho sự phát triển mạnh mẽ hơn.

Báo cáo Q4 tập trung vào những ảnh hưởng của việc thành lập AEC đến khu vực. ASEAN đặt mục tiêu hình thành AEC vào cuối năm 2015, với mục tiêu lâu dài sẽ thúc đẩy sự luân chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động có tay nghề cao, cùng dòng vốn tự do hơn.

Mục tiêu rõ ràng của kế hoạch này là biến AEC trở thành “trung tâm” của ASEAN, đảm bảo rằng khu vực này mang tính cạnh tranh cao, đủ khả năng tích hợp vào nền kinh tế toàn cầu và hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Cũng theo đánh giá của một số nhà kinh tế của ICAEW thì cộng đồng kinh tế Asean thực sự biến chuyển từ 1992 khi các thành viên  cam kết tạo ra khu vực thương mại tự do, đồng thuận loại bỏ hoàn toàn thuế quan vào 2015. Điều này giúp tăng lên rất nhiều tỷ lệ thương mại trong khối ASEAN.

Nhưng thật sự, việc tự do thương mại giữa các quốc gia đòi hỏi nhiều hơn là chỉ giảm thuế. Các rào cản khác như: hạn ngạch, thủ tục hải quan và sự khác biệt trong tiêu chuẩn hoặc quy định cũng cần được loại bỏ và điều này thực sự khó khăn để tiến hành.

Ngoài ra, mục tiêu quan trọng khác của việc hội nhập là một thị trường chung nơi cả vốn và lao động có thể di chuyển tự do qua biên giới. Với việc ASEAN tiếp tục chứng minh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong khu vực, khi giao thương nội trong khối ASEAN có chỉ số FDI tăng từ 13% năm 2000 lên 17% trong năm 2013, tính trong tổng số FDI quốc gia, một hệ thống ngân hàng và khuôn khổ pháp lý chung có thể giúp tăng quy mô các khoản đầu tư hơn nữa.

Tự do hoá di chuyển nguồn vốn cá nhân  cũng là một thách thức khó khăn, khi có sự chênh lệch lớn về thu nhập và phát triển kinh tế giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Khu vực này chỉ có một số ít người nước ngoài thuộc khối ASEAN sinh sống trên quốc gia của các thành viên khác khi chiếm 0.6% so với 2.5% của số lượng những người di cư nội trong khu vực EU vào năm 2010. Việc chuyển đổi lao động theo một phương pháp tốt hơn là cần thiết, giúp công nhân có thể đến nơi mà họ nhận được nhiều nhu cầu và chuyển giao các kĩ năng.

Nhật Minh

thuatkv

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên