Khách du lịch ngoài ASEAN đến Việt Nam tăng 42,2% trong 5 năm
Khách du lịch ngoài Asean đến Việt Nam tăng 42,2% kể từ năm 2007, trong khi tỷ lệ tăng trưởng chung của khu vực là 28,6%.
Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) vừa công bố báo cáo “Economic Insight” khu vực Asean cho thấy, Việt Nam đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của du khách ngoài khu vực Đông Nam Á với mức tăng 42,2% kể từ năm 2007, trong khi tỷ lệ tăng trưởng chung của khu vực là 28,6%.
Cùng với Cam-pu-chia và Lào, Việt Nam đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của du khách ngoài khu vực Đông Nam Á đến quốc gia này. Với mức tăng đáng kể hơn 40% từ năm 2007 đến 2011, ngành công nghiệp du lịch đang khẳng định vai trò mũi nhọn trong sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, cung cấp một số lượng lớn việc làm và nguồn thu ngoại tệ.
Lượng du khách ngoài khu vực Đông Nam Á đến Việt Nam tăng lên 42,2%, kể từ năm 2007, trong khi, lượng du khách Việt Nam tham quan những điểm đến nước ngoài là 87% cùng thời điểm.
Cũng trong khoảng thời gian này, lượng du khách ngoài Đông Nam Á phát triển đạt mức 28,6%, mang một lượng ngoại tệ từ ngành công nghiệp du lịch đến nhiều quốc gia như Việt Nam hay Singapore.
Mặt khác, với một số quốc gia, số lượng khách du lịch từ Đông Nam Á đến các điểm đến trong khu vực cũng tăng trưởng mạnh đáng kể, đạt mức 34,5%. Tuy nhiên, trong đó, lượng khách từ Singapore và Malaysia đã chiếm đến 2/3: lượng khách chủ yếu di chuyển cho những chuyến đi ngắn giữa hai quốc gia này với nhau.
Sự phát triển của những quốc gia như Indonesia cũng giúp gia tăng lượng khách đến cho Việt Nam, hay điểm đến mới lạ như Lào. Bản báo cáo cũng cho thấy sự hấp dẫn của mỗi quốc gia đối với các nước láng giềng trong khu vực cũng khác nhau: Philippines chỉ nhận được 8% lượng khách từ Đông Nam Á, trong khi Lào chiếm đến 80%.
Theo đánh giá của ICAEW, khu vực này hiện đã vượt Nhật Bản để trở thành thị trường lớn thứ 3 của Trung Quốc và mặc dù xuất khẩu đến Châu Âu sụt giảm nhưng lượng xuất khẩu giữa các quốc gia trong khu vực này trong 2011-2012 đã bù lại phần sụt giảm đó giúp kinh tế khu vực giữ được mức tăng trưởng ổn định và sớm vượt mặt các thị trường khác trong thời gian tới.
Ông Douglas McWilliams, Cố vấn kinh tế của ICAEW và cũng là Giám đốc của Cebr, nhận định thêm: “Trong khi nền kinh tế thế giới chưa có một dấu hiệu phát triển rõ ràng, thì những quốc gia Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vị thế dẫn đầu, với tỉ lệ lạm phát được kiểm soát, tỉ lệ lãi suất vừa phải, và mức sống cải thiện, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình.”
Gia Hân