Kinh tế đã xuất hiện dấu hiệu phục hồi
Năm 2014-2015, có nhiều nhân tố giúp nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi dần tốc độ tăng trưởng.
Năm 2014-2015, có nhiều nhân tố giúp nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi dần tốc độ tăng trưởng. Đây là những vấn đề được các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp có kinh nghiệm chia sẻ tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam 2014: Vấn đề và giải pháp cho doanh nghiệp” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức tại Tp.HCM vào ngày 21/2/2014 vừa qua.
Dự báo về tình hình kinh tế năm 2014, TS. Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội, khẳng định, thời kỳ đen tối của khủng hoảng lạm phát đã dần tan.
Năm 2014 dường như tình hình khá hơn khi GDP dự báo sẽ tăng 5,8%, dự kiến tăng 6% vào năm 2015. Chỉ số giá tiêu dùng ở mức 7% và tiếp tục kéo giảm trong những năm tiếp theo. Sự thay đổi trong chính sách từ kiềm chế lạm phát bị động sang lạm phát mục tiêu sẽ tạo dư địa cho việc thực thi chính sách tài khóa và tiền tệ.
Đặc biệt dư nợ tín dụng và lãi suất giảm tạo điều kiện cho doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư sản xuất. Lãi suất tiền vay có thể giảm 1-2%, ngắn 9%, trung và dài hạn 10-11%. Giải pháp điều hành tín dụng 12-14%, tiếp tục cho phép ngắn hạn bằng ngoại tệ đối với các tổ chức thanh toán nước ngoài (thay vì mua bán) nếu chứng minh được nguồn thu ngoại tệ.
Chia sẻ về xử lý nợ xấu, ông Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển kinh doanh, cho biết: “Đến thời điểm hiện nay đã xử lý 1/3 tổng số nợ xấu. Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới phải xử lý nợ xấu một cách nhanh và mạnh nhất bằng tiền ngân hàng trung ương. Song song đó, Nhà nước cần mạnh dạn tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và thực hiện tái cấu trúc ngân hàng, thậm chí đóng cửa những ngân hàng yếu kém để có thể điều hành “hệ tuần hoàn” được tốt hơn.
Kỳ vọng ở chính sách mới
Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp kỳ vọng vào các chính sách của Chính phủ để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Và trong năm 2014-2015, nhiều chuyên gia cho rằng có nhiều nhân tố để tin rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi dần, và doanh nghiệp có triển vọng phát triển bền vững.
Tuy nhiên, muốn như vậy thì chính sách tiền tệ phải được điều hành một cách thận trọng, linh hoạt hướng đến mục tiêu tăng tín dụng khoảng trên dưới 15%/năm. Đồng thời một số chính sách như miễn giảm thuế, xử lý nợ xấu, hỗ trợ người thu nhập thấp thuê-mua nhà ở... sẽ tiếp tục được thực hiện.
Theo ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện kinh tế Trung ương, điều đáng chú ý là việc nâng trần bội chi ngân sách và phát hành thêm trái phiếu chính phủ để đầu tư có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu. Tuy nhiên, rủi ro đi kèm sẽ là mức lạm phát, thâm hụt thương mại lớn hơn, đó là chưa kể đến một số khó khăn trong ứng xử với tỷ giá và lãi suất để duy trì tính hấp dẫn của đồng Việt Nam.
“Lãi suất huy động sẽ tiếp tục duy trì ổn định với mục tiêu lạm phát khoảng 7%. Hiện các ngân hàng thương mại đang dồi dào thanh khoản nên có thể giảm lãi suất cho vay từ 1%-2%/năm trong thời gian tới, với lãi vay ngắn hạn khoảng 9%/năm và trung - dài hạn khoảng 11%/năm”, Vụ trưởng Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Viết Mạnh, chia sẻ.
“Năm nay xuất khẩu có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng như năm 2013 hoặc cao hơn, trong đó tăng trưởng xuất khẩu của doanh nghiệp nội địa cũng cao hơn Về đầu tư FDI ngoài tăng bằng hoặc cao hơn năm trước, sẽ còn tăng về mức độ giải ngân thực tế. Đồng thời đầu tư công của Chính phủ tăng ít nhưng việc sắp xếp lại dự án, lựa chọn khắt khe hơn để tạo ra hiệu quả cao”, ông Nghĩa cho biết thêm.
Tận dụng cơ hội “trời cho”
Cũng theo ông Nghĩa, chưa bao giờ có nhiều doanh nghiệp muốn bán tài sản như lúc này. Đây là cơ hội “trời cho” với những ai muốn đẩy nhanh tiến trình gia nhập thị trường, sáp nhập hoặc xây dựng doanh nghiệp.
Những ngành nào sụp đổ nhanh khi kinh tế khủng hoảng cũng sẽ phục hồi sớm nhất, như: dệt may, da giày, đồ gỗ, đồ nhựa... Các doanh nghiệp cần chú ý làm sao để tiếp cận thị trường và chiếm lĩnh ưu thế dài hạn, gắn kết được với TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương) và các hiệp định thương mại tự do.
Với ngành vật liệu xây dựng, dù đang cạnh tranh rất khốc liệt với bên ngoài, nhất là thị trường Trung Quốc, nhưng sẽ hồi phục mạnh. Thách thức của doanh nghiệp là phải sáng tạo để có những sản phẩm ổn định, được người tiêu dùng chấp nhận.
Viễn thông cũng đang cổ phần hóa mạnh và là ngành chuyển nhượng nhiều trên thị trường quốc tế, được nhà đầu tư quan tâm nên sẽ “nóng” trong thời gian tới.
“Để tận dụng cơ hội “trời cho” này, doanh nghiệp cần tái cấu trúc tư duy chiến lược, tính toán lại phân khúc thích hợp. Trong toàn bộ cấu trúc của doanh nghiệp, cần chọn khu vực nào là chủ chốt tạo ra lợi nhuận, khẳng định tính ưu việt so với đối thủ, tránh dàn trải nguồn lực sản xuất mà không biết đâu là lợi thế của mình”, ông Nghĩa cho biết.
Dự báo về tình hình kinh tế năm 2014, TS. Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội, khẳng định, thời kỳ đen tối của khủng hoảng lạm phát đã dần tan.
Năm 2014 dường như tình hình khá hơn khi GDP dự báo sẽ tăng 5,8%, dự kiến tăng 6% vào năm 2015. Chỉ số giá tiêu dùng ở mức 7% và tiếp tục kéo giảm trong những năm tiếp theo. Sự thay đổi trong chính sách từ kiềm chế lạm phát bị động sang lạm phát mục tiêu sẽ tạo dư địa cho việc thực thi chính sách tài khóa và tiền tệ.
Đặc biệt dư nợ tín dụng và lãi suất giảm tạo điều kiện cho doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư sản xuất. Lãi suất tiền vay có thể giảm 1-2%, ngắn 9%, trung và dài hạn 10-11%. Giải pháp điều hành tín dụng 12-14%, tiếp tục cho phép ngắn hạn bằng ngoại tệ đối với các tổ chức thanh toán nước ngoài (thay vì mua bán) nếu chứng minh được nguồn thu ngoại tệ.
Chia sẻ về xử lý nợ xấu, ông Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển kinh doanh, cho biết: “Đến thời điểm hiện nay đã xử lý 1/3 tổng số nợ xấu. Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới phải xử lý nợ xấu một cách nhanh và mạnh nhất bằng tiền ngân hàng trung ương. Song song đó, Nhà nước cần mạnh dạn tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và thực hiện tái cấu trúc ngân hàng, thậm chí đóng cửa những ngân hàng yếu kém để có thể điều hành “hệ tuần hoàn” được tốt hơn.
Kỳ vọng ở chính sách mới
Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp kỳ vọng vào các chính sách của Chính phủ để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Và trong năm 2014-2015, nhiều chuyên gia cho rằng có nhiều nhân tố để tin rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi dần, và doanh nghiệp có triển vọng phát triển bền vững.
Tuy nhiên, muốn như vậy thì chính sách tiền tệ phải được điều hành một cách thận trọng, linh hoạt hướng đến mục tiêu tăng tín dụng khoảng trên dưới 15%/năm. Đồng thời một số chính sách như miễn giảm thuế, xử lý nợ xấu, hỗ trợ người thu nhập thấp thuê-mua nhà ở... sẽ tiếp tục được thực hiện.
Theo ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện kinh tế Trung ương, điều đáng chú ý là việc nâng trần bội chi ngân sách và phát hành thêm trái phiếu chính phủ để đầu tư có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu. Tuy nhiên, rủi ro đi kèm sẽ là mức lạm phát, thâm hụt thương mại lớn hơn, đó là chưa kể đến một số khó khăn trong ứng xử với tỷ giá và lãi suất để duy trì tính hấp dẫn của đồng Việt Nam.
“Lãi suất huy động sẽ tiếp tục duy trì ổn định với mục tiêu lạm phát khoảng 7%. Hiện các ngân hàng thương mại đang dồi dào thanh khoản nên có thể giảm lãi suất cho vay từ 1%-2%/năm trong thời gian tới, với lãi vay ngắn hạn khoảng 9%/năm và trung - dài hạn khoảng 11%/năm”, Vụ trưởng Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Viết Mạnh, chia sẻ.
“Năm nay xuất khẩu có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng như năm 2013 hoặc cao hơn, trong đó tăng trưởng xuất khẩu của doanh nghiệp nội địa cũng cao hơn Về đầu tư FDI ngoài tăng bằng hoặc cao hơn năm trước, sẽ còn tăng về mức độ giải ngân thực tế. Đồng thời đầu tư công của Chính phủ tăng ít nhưng việc sắp xếp lại dự án, lựa chọn khắt khe hơn để tạo ra hiệu quả cao”, ông Nghĩa cho biết thêm.
Tận dụng cơ hội “trời cho”
Cũng theo ông Nghĩa, chưa bao giờ có nhiều doanh nghiệp muốn bán tài sản như lúc này. Đây là cơ hội “trời cho” với những ai muốn đẩy nhanh tiến trình gia nhập thị trường, sáp nhập hoặc xây dựng doanh nghiệp.
Những ngành nào sụp đổ nhanh khi kinh tế khủng hoảng cũng sẽ phục hồi sớm nhất, như: dệt may, da giày, đồ gỗ, đồ nhựa... Các doanh nghiệp cần chú ý làm sao để tiếp cận thị trường và chiếm lĩnh ưu thế dài hạn, gắn kết được với TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương) và các hiệp định thương mại tự do.
Với ngành vật liệu xây dựng, dù đang cạnh tranh rất khốc liệt với bên ngoài, nhất là thị trường Trung Quốc, nhưng sẽ hồi phục mạnh. Thách thức của doanh nghiệp là phải sáng tạo để có những sản phẩm ổn định, được người tiêu dùng chấp nhận.
Viễn thông cũng đang cổ phần hóa mạnh và là ngành chuyển nhượng nhiều trên thị trường quốc tế, được nhà đầu tư quan tâm nên sẽ “nóng” trong thời gian tới.
“Để tận dụng cơ hội “trời cho” này, doanh nghiệp cần tái cấu trúc tư duy chiến lược, tính toán lại phân khúc thích hợp. Trong toàn bộ cấu trúc của doanh nghiệp, cần chọn khu vực nào là chủ chốt tạo ra lợi nhuận, khẳng định tính ưu việt so với đối thủ, tránh dàn trải nguồn lực sản xuất mà không biết đâu là lợi thế của mình”, ông Nghĩa cho biết.
Theo Tú Uyên