Kinh tế Việt Nam đang phục hồi tăng trưởng nhưng còn chậm
CP tiếp tục điều hành mặt bằng lãi suất phù hợp, phân bổ tín dụng hợp lý, điều hành tỷ giá linh hoạt, thực hiện các giải pháp phù hợp phát triển ổn định TTCK, nâng cao hiệu quả huy động vốn cho DN.
Sáng nay, 20/05/2014, Quốc hội khoá XIII nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 7 tại thủ đô Hà Nội.
Trong phiên họp sáng nay Đại biểu Quốc hội đã được nghe Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày "Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2013; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2014".
Về mặt kinh tế, theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Kinh tế vĩ mô ổn định hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm”. Cụ thể:
Giá tiêu dùng tháng 4 so với tháng 12/2013 tăng 0,88%, thấp nhất trong 4 năm qua. Giá tiêu dùng tháng 4 so với cuối tháng 12/2013 tăng 2,41%; năm 2012 tăng 2,6%; năm 2011 tăng 9,64%; năm 2010 tăng 4,27%. Tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Giá cả, thị trường cơ bản ổn định.
Mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm. Tỷ giá, thị trường ngoại hối được duy trì ổn định. Kim ngạch xuất khẩu 4 tháng tăng 16,9%, trong đó khu vực kinh tế trong nước ước tăng 16,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước tăng 17,2%; nhập khẩu tăng 13,7%; xuất siêu khoảng 684 triệu USD.
Thu ngân sách nhà nước đạt 36,9% dự toán,tăng 14% so với cùng kỳ năm 2013; tiến độ thu ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm 2014 đạt cao hơn cùng kỳ những năm gần đây (cùng kỳ năm 2013 đạt 24,7%, năm 2012 đạt 27%); chi ngân sách nhà nước đạt 32,9% dự toán, tăng 7,5%.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tăng 6,7%.Vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân tăng 6%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 4 tháng tăng 5,4%. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản duy trì ổn định. Dịch vụ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá. Trong 4 tháng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 8,1% về số doanh nghiệp và 16,2% về vốn; đã có hơn 5,8 nghìn doanh nghiệp trở lại hoạt động.
Song song với kết quả tích cực đạt được, Chính phủ đánh giá: "tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, chứa đựng nhiều rủi ro". Kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định vững chắc. Tăng trưởng tín dụng thấp; việc xử lý nợ xấu còn chậm; cơ chế, chính sách xử lý tài sản đảm bảo còn nhiều vướng mắc, bất cập.
Thêm vào đó, nhiều cơ chế chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh chậm đi vào cuộc sống (như gói hỗ trợ tín dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp, hỗ trợ lãi suất đối với tôm, cá tra, tái canh cây cà phê, việc đơn giản hóa thủ tục thuế, hải quan…).
Tổng cầu thấp, sức mua vẫn còn yếu; tiêu thụ sản phẩm, nhất là gạo và một số nông sản còn nhiều khó khăn. Nhập khẩu vẫn chủ yếu phụ thuộc vào thị trường châu Á.
Sức cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp vẫn thấp. Sản xuất kinh doanh còn khó khăn; số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn lớn. Trong 4 tháng đầu năm 2014, có 21.489 doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Thị trường bất động sản phục hồi chậm. Môi trường đầu tư còn nhiều bất cập. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn đầu tư ngoài ngành còn nhiều trở ngại, chưa đạt yêu cầu.
Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và xuất phát từ thực tiễn tình hình những tháng đầu năm, Chính phủ xác định nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới như sau:
Một là, tiếp tục thực hiện nhất quán nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô như: Tiếp tục điều hành mặt bằng lãi suất phù hợp; Phân bổ tín dụng hợp lý, phấn đấu cả năm đạt mức tăng trưởng 12 - 14%, tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên gắn với kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng; Điều hành tỷ giá linh hoạt, bảo đảm ổn định giá trị đồng Việt Nam, tăng dự trữ ngoại hối; Thực hiện các giải pháp phù hợp phát triển ổn định thị trường chứng khoán, nâng cao hiệu quả huy động vốn cho doanh nghiệp.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, tập trung chống thất thu, nợ đọng thuế và kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách nhà nước. Kiên quyết cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các khoản chi chưa thực sự cấp bách. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, quản lý chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia, bảo đảm trong giới hạn an toàn.
Đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản; tập trung vốn để thực hiện đúng tiến độ các công trình hạ tầng quan trọng, cấp bách, hoàn thành trong năm 2014. Thực hiện các giải pháp phù hợp để thu hút mạnh các nguồn lực ngoài nhà nước cho đầu tư phát triển.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu. Tăng cường quản lý thị trường, giá cả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, xử lý nghiêm các vi phạm.
Hai là, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Ba là, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởngTiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực. Rà soát, hoàn thiện các chính sách thuế, đất đai, xã hội hóa... để khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thực hiện tái cơ cấu sản phẩm, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Hỗ trợ có hiệu quả các sản phẩm chủ lực, các sản phẩm mới.
Trong phiên họp sáng nay Đại biểu Quốc hội đã được nghe Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày "Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2013; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2014".
Về mặt kinh tế, theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Kinh tế vĩ mô ổn định hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm”. Cụ thể:
Giá tiêu dùng tháng 4 so với tháng 12/2013 tăng 0,88%, thấp nhất trong 4 năm qua. Giá tiêu dùng tháng 4 so với cuối tháng 12/2013 tăng 2,41%; năm 2012 tăng 2,6%; năm 2011 tăng 9,64%; năm 2010 tăng 4,27%. Tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Giá cả, thị trường cơ bản ổn định.
Mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm. Tỷ giá, thị trường ngoại hối được duy trì ổn định. Kim ngạch xuất khẩu 4 tháng tăng 16,9%, trong đó khu vực kinh tế trong nước ước tăng 16,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước tăng 17,2%; nhập khẩu tăng 13,7%; xuất siêu khoảng 684 triệu USD.
Thu ngân sách nhà nước đạt 36,9% dự toán,tăng 14% so với cùng kỳ năm 2013; tiến độ thu ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm 2014 đạt cao hơn cùng kỳ những năm gần đây (cùng kỳ năm 2013 đạt 24,7%, năm 2012 đạt 27%); chi ngân sách nhà nước đạt 32,9% dự toán, tăng 7,5%.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tăng 6,7%.Vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân tăng 6%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 4 tháng tăng 5,4%. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản duy trì ổn định. Dịch vụ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá. Trong 4 tháng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 8,1% về số doanh nghiệp và 16,2% về vốn; đã có hơn 5,8 nghìn doanh nghiệp trở lại hoạt động.
Song song với kết quả tích cực đạt được, Chính phủ đánh giá: "tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, chứa đựng nhiều rủi ro". Kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định vững chắc. Tăng trưởng tín dụng thấp; việc xử lý nợ xấu còn chậm; cơ chế, chính sách xử lý tài sản đảm bảo còn nhiều vướng mắc, bất cập.
Thêm vào đó, nhiều cơ chế chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh chậm đi vào cuộc sống (như gói hỗ trợ tín dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp, hỗ trợ lãi suất đối với tôm, cá tra, tái canh cây cà phê, việc đơn giản hóa thủ tục thuế, hải quan…).
Tổng cầu thấp, sức mua vẫn còn yếu; tiêu thụ sản phẩm, nhất là gạo và một số nông sản còn nhiều khó khăn. Nhập khẩu vẫn chủ yếu phụ thuộc vào thị trường châu Á.
Sức cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp vẫn thấp. Sản xuất kinh doanh còn khó khăn; số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn lớn. Trong 4 tháng đầu năm 2014, có 21.489 doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Thị trường bất động sản phục hồi chậm. Môi trường đầu tư còn nhiều bất cập. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn đầu tư ngoài ngành còn nhiều trở ngại, chưa đạt yêu cầu.
Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và xuất phát từ thực tiễn tình hình những tháng đầu năm, Chính phủ xác định nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới như sau:
Một là, tiếp tục thực hiện nhất quán nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô như: Tiếp tục điều hành mặt bằng lãi suất phù hợp; Phân bổ tín dụng hợp lý, phấn đấu cả năm đạt mức tăng trưởng 12 - 14%, tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên gắn với kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng; Điều hành tỷ giá linh hoạt, bảo đảm ổn định giá trị đồng Việt Nam, tăng dự trữ ngoại hối; Thực hiện các giải pháp phù hợp phát triển ổn định thị trường chứng khoán, nâng cao hiệu quả huy động vốn cho doanh nghiệp.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, tập trung chống thất thu, nợ đọng thuế và kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách nhà nước. Kiên quyết cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các khoản chi chưa thực sự cấp bách. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, quản lý chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia, bảo đảm trong giới hạn an toàn.
Đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản; tập trung vốn để thực hiện đúng tiến độ các công trình hạ tầng quan trọng, cấp bách, hoàn thành trong năm 2014. Thực hiện các giải pháp phù hợp để thu hút mạnh các nguồn lực ngoài nhà nước cho đầu tư phát triển.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu. Tăng cường quản lý thị trường, giá cả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, xử lý nghiêm các vi phạm.
Hai là, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Ba là, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởngTiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực. Rà soát, hoàn thiện các chính sách thuế, đất đai, xã hội hóa... để khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thực hiện tái cơ cấu sản phẩm, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Hỗ trợ có hiệu quả các sản phẩm chủ lực, các sản phẩm mới.
Q. Nguyễn
Ghi theo Quốc Hội
Ghi theo Quốc Hội