Mấu chốt để hợp tác công tư PPP đang trở nên hấp dẫn hơn với NĐT?
Doanh nghiệp dự án PPP sẽ được cầm cố, thế chấp tài sản của mình? Bổ sung một số hình thức hợp đồng dự án khác như DBFMOT, BFOM hay; Nhà nước tăng thêm vốn tham gia dự án, đảm bảo khả thi tài chính?
7 Nhà đầu tư ngoại cùng bỏ thầu dự án Dầu Giây – Phan Thiết
Cuối tháng 11 vừa qua, Ban Quản lý dự án 1 đã tiến hành mở thầu sơ tuyển để lựa chọn nhà đầu tư thứ 2 thực hiện dự án đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết theo hình thức PPP. Được biết có 7 nhà đầu tư và liên danh nhà đầu tư quốc tế nộp hồ sơ, trong đó có: Huyndai E & C – Korea Expressay Corp. (Hàn Quốc); Egis Projet SA & Consortium of IJM Corp Bernad, Vinci Concessions (Pháp); IL & FS Transportation Netwwork, Orienatal Structures Engineering PVT (Ấn Độ); First Pacific & Metro Pacific Investment (Hồng Kông và Philippines).
Dự án đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết được triển khai theo hình thức PPP, với sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân thành lập Doanh nghiệp Dự án. Tổng chi phí xây dựng dự kiến 757 triệu USD. Nguồn vốn thực hiện từ vốn chủ sở hữu của các Nhà đầu tư và từ Chính phủ của Việt Nam (khoản bù đắp thiếu hụt tài chính để dự án khả thi).
Nhà đầu tư thứ nhất được lựa chọn là Tập đoàn Bitexco, chiếm 60% vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Nhà đầu tư thứ hai chiếm 40% vốn chủ sở hữu sẽ được lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế.
Giá trị khoản bù đắp thiếu hụt tài chính cần thiết hỗ trợ từ Chính phủ để đảm bảo tính khả thi của dự án do các nhà đầu tư xác định là tham số tài chính để bỏ thầu.
Với sự tham gia bỏ thầu của 7 nhà đầu tư quốc tế có tên tuổi đối với dự án hạ tầng có vốn đầu tư lớn cho thấy sức hút của hình thức hợp tác này trong cung cấp hàng hoá công, cũng như kỳ vọng về sự thành công của dự án.
PPP sẽ “mới” - lợi ích của nhà đầu tư thay đổi ?
3 năm qua, hình thức hợp tác công – tư luôn được nhắc đến trong các kỳ họp, hội đàm quan trọng cấp nhà nước, cũng như các địa phương. Nghị định số 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT, BTO, BT và Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg về thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công- tư đã ban hành khuyến khích các nhà đầu tư tham gia đầu tư theo hình thức này.
Tuy nhiên, việc áp dụng chủ yếu hình thức chỉ định nhà đầu tư đã làm đã ảnh hưởng đến tính minh bạch, cạnh tranh; đồng thời hạn chế khả năng lựa chọn nhà đầu tư có năng lực tốt nhất, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính và kinh nghiệm quản lý.
Thực tế cho thấy, hầu hết nhà đầu tư trong nước được chỉ định thực hiện dự án chỉ là nhà thầu xây dựng nên năng lực về tài chính hạn chế, không có khả năng thu xếp vốn, dẫn đến tình trạng không ít dự án phải bỏ dở, trả lại cho nhà nước.
Vì vậy, 7 nhà đầu tư ngoại tham gia bỏ thầu đầu tư dự án hạ tầng dự báo sự thay đổi liên quan đến lợi ích của nhà đầu tư trong thời gian rất gần tới đây? Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư trên cơ sở nhất Nghị định số 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT, BTO, BT và Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg. Phải chăng đây chính là mấu chốt ?
Giả sử rằng, toàn bộ nội dung dự thảo Nghị định sẽ được thông qua, điều này đồng nghĩa:
Dự thảo Nghị định khắc phục được sự thiếu tương thích giữa Nghị định số 108/2006/NĐ-CP và Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg qua đó, tạo niềm tin cho nhà đầu tư và các nhà tài trợ về tính khả thi và tính thống nhất trong chính sách thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại Việt Nam.
Quan trọng hơn, dự thảo Nghị định bổ sung một số hình thức hợp đồng dự án khác, gồm: Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (BOO); Hợp đồng Thiết kế- Xây dựng- Thu xếp vốn- Kinh doanh- Chuyển giao (DBFMOT); Hợp đồng Xây dựng- Thu xếp vốn- Kinh doanh- Bảo trì (BFOM); Hợp đồng Kinh doanh- Quản lý (O&M).
Trên thực tế, Hợp đồng DBFMOT và Hợp đồng BFOM đang được đề xuất thực hiện đối với Dự án đường cao tốc Dầu giây- Phan thiết và Dự án đường cao tốc Ninh Bình – Bãi Vọt. Hợp đồng BOO và Hợp đồng O&M cũng được áp dụng phổ biến để thực hiện một số dự án nhà máy nước và dự án điện nhỏ, nhưng chưa được quy định tại Nghị định số 108/2009/NĐ-CP.
Phần % tham gia của nhà nước bao gồm vốn, tài sản nhà nước, giá trị quyền sử dụng đất và các nguồn tài chính khác tăng lên.
Cuối cùng, dự thảo Nghị định cũng quy định vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của Nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Doanh nghiệp dự án được cầm cố, thế chấp các tài sản và quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, việc cầm cố, thế chấp tài sản của Doanh nghiệp dự án phải được sự chấp thuận của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không làm ảnh hưởng đến mục tiêu, tiến độ và hoạt động của Dự án theo quy định tại Hợp đồng dự án và phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, dù chưa được thông qua, nhưng những nội dung trong dự thảo Nghị định có thể là yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư xem xét và tin tưởng cam kết của Việt Nam về tạo môi trường đầu tư đủ sức hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm và tiềm lực tài chính tham gia đầu tư thực hiện dự án.
Cuối tháng 11 vừa qua, Ban Quản lý dự án 1 đã tiến hành mở thầu sơ tuyển để lựa chọn nhà đầu tư thứ 2 thực hiện dự án đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết theo hình thức PPP. Được biết có 7 nhà đầu tư và liên danh nhà đầu tư quốc tế nộp hồ sơ, trong đó có: Huyndai E & C – Korea Expressay Corp. (Hàn Quốc); Egis Projet SA & Consortium of IJM Corp Bernad, Vinci Concessions (Pháp); IL & FS Transportation Netwwork, Orienatal Structures Engineering PVT (Ấn Độ); First Pacific & Metro Pacific Investment (Hồng Kông và Philippines).
Dự án đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết được triển khai theo hình thức PPP, với sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân thành lập Doanh nghiệp Dự án. Tổng chi phí xây dựng dự kiến 757 triệu USD. Nguồn vốn thực hiện từ vốn chủ sở hữu của các Nhà đầu tư và từ Chính phủ của Việt Nam (khoản bù đắp thiếu hụt tài chính để dự án khả thi).
Nhà đầu tư thứ nhất được lựa chọn là Tập đoàn Bitexco, chiếm 60% vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Nhà đầu tư thứ hai chiếm 40% vốn chủ sở hữu sẽ được lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế.
Giá trị khoản bù đắp thiếu hụt tài chính cần thiết hỗ trợ từ Chính phủ để đảm bảo tính khả thi của dự án do các nhà đầu tư xác định là tham số tài chính để bỏ thầu.
Với sự tham gia bỏ thầu của 7 nhà đầu tư quốc tế có tên tuổi đối với dự án hạ tầng có vốn đầu tư lớn cho thấy sức hút của hình thức hợp tác này trong cung cấp hàng hoá công, cũng như kỳ vọng về sự thành công của dự án.
PPP sẽ “mới” - lợi ích của nhà đầu tư thay đổi ?
3 năm qua, hình thức hợp tác công – tư luôn được nhắc đến trong các kỳ họp, hội đàm quan trọng cấp nhà nước, cũng như các địa phương. Nghị định số 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT, BTO, BT và Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg về thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công- tư đã ban hành khuyến khích các nhà đầu tư tham gia đầu tư theo hình thức này.
Tuy nhiên, việc áp dụng chủ yếu hình thức chỉ định nhà đầu tư đã làm đã ảnh hưởng đến tính minh bạch, cạnh tranh; đồng thời hạn chế khả năng lựa chọn nhà đầu tư có năng lực tốt nhất, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính và kinh nghiệm quản lý.
Thực tế cho thấy, hầu hết nhà đầu tư trong nước được chỉ định thực hiện dự án chỉ là nhà thầu xây dựng nên năng lực về tài chính hạn chế, không có khả năng thu xếp vốn, dẫn đến tình trạng không ít dự án phải bỏ dở, trả lại cho nhà nước.
Vì vậy, 7 nhà đầu tư ngoại tham gia bỏ thầu đầu tư dự án hạ tầng dự báo sự thay đổi liên quan đến lợi ích của nhà đầu tư trong thời gian rất gần tới đây? Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư trên cơ sở nhất Nghị định số 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT, BTO, BT và Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg. Phải chăng đây chính là mấu chốt ?
Giả sử rằng, toàn bộ nội dung dự thảo Nghị định sẽ được thông qua, điều này đồng nghĩa:
Dự thảo Nghị định khắc phục được sự thiếu tương thích giữa Nghị định số 108/2006/NĐ-CP và Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg qua đó, tạo niềm tin cho nhà đầu tư và các nhà tài trợ về tính khả thi và tính thống nhất trong chính sách thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại Việt Nam.
Quan trọng hơn, dự thảo Nghị định bổ sung một số hình thức hợp đồng dự án khác, gồm: Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (BOO); Hợp đồng Thiết kế- Xây dựng- Thu xếp vốn- Kinh doanh- Chuyển giao (DBFMOT); Hợp đồng Xây dựng- Thu xếp vốn- Kinh doanh- Bảo trì (BFOM); Hợp đồng Kinh doanh- Quản lý (O&M).
Trên thực tế, Hợp đồng DBFMOT và Hợp đồng BFOM đang được đề xuất thực hiện đối với Dự án đường cao tốc Dầu giây- Phan thiết và Dự án đường cao tốc Ninh Bình – Bãi Vọt. Hợp đồng BOO và Hợp đồng O&M cũng được áp dụng phổ biến để thực hiện một số dự án nhà máy nước và dự án điện nhỏ, nhưng chưa được quy định tại Nghị định số 108/2009/NĐ-CP.
Phần % tham gia của nhà nước bao gồm vốn, tài sản nhà nước, giá trị quyền sử dụng đất và các nguồn tài chính khác tăng lên.
Cuối cùng, dự thảo Nghị định cũng quy định vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của Nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Doanh nghiệp dự án được cầm cố, thế chấp các tài sản và quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, việc cầm cố, thế chấp tài sản của Doanh nghiệp dự án phải được sự chấp thuận của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không làm ảnh hưởng đến mục tiêu, tiến độ và hoạt động của Dự án theo quy định tại Hợp đồng dự án và phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, dù chưa được thông qua, nhưng những nội dung trong dự thảo Nghị định có thể là yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư xem xét và tin tưởng cam kết của Việt Nam về tạo môi trường đầu tư đủ sức hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm và tiềm lực tài chính tham gia đầu tư thực hiện dự án.
Q. Nguyễn