MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Năng suất lao động của VN phải mất 20 năm nữa để bắt kịp Thái Lan

Nếu không quy đổi ngang bằng sức mua, năng suất lao động của Việt Nam năm 2012 là 1.834 USD theo giá thực tế hay 38,2 triệu đồng

Thông tin này được đưa ra trong Phân tích Tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam do nhóm nghiên cứu Đại học Kinh tế quốc dân công bố sáng nay (ngày 11/9/2015).

Đại diện nhóm nghiên cứu, TS Hồ Đình Bảo cho biết: Năng suất lao động tổng hợp của Việt Nam là rất thấp so với các nước trong khu vực. Năm 2012 năng suất thấp hơn so với Singapore 18 lần, Hàn Quốc 11 lần, Malaysia 7 lần, Thái Lan 3 lần, Trung Quốc 3 lần và chỉ xấp xỉ Lào và cao hơn Campuchia 36,4%.

“Nếu không quy đổi ngang bằng sức mua, năng suất lao động của Việt Nam năm 2012 là 1.834 USD theo giá thực tế hay 38,2 triệu đồng”.

Cũng theo nhóm nghiên cứu, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng năng suất lao động nhanh nhất trong khu vực. Điều này cho thấy Việt Nam có tiềm năng bắt kịp với các quốc gia có năng suất cao hơn.

Tuy nhiên, cũng phải mất 12 năm nữa mới bắt kịp Indonesia, Philippines, cần 20 năm để bắt kịp Thái Lan.

“Nếu giả định cùng tốc độ tăng trưởng năng suất lao động như hiện nay của các nước trong khu vực thì phải 20 năm nữa Việt Nam mới có thể xóa bỏ cách biệt về năng suất lao động với Indonesia và Philippines, với Thái Lan là 50 năm” – Ông Bảo nói.

Năng suất của các ngành theo thứ tự công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp trong năng suất lao động tổng hợp (51,11 triệu đồng năm 2010).

Công nghiệp tuy là khu vực có lao động cao nhất nhưng tăng trưởng chậm. Năng suất lao động trong nông nghiệp thấp nhất nhưng tương đối ổn định, đóng vai trò bệ đỡ cho tăng trưởng năng suất lao động tổng hợp trong giai đoạn 2005 – 2014. Tỷ lệ năng suất lao động của các khu vực công nghiệp và dịch vụ so với nông nghiệp có xu hướng giảm dần trong giai đoạn này.

Cũng liên quan đến năng suất lao động khu vực nông nghiệp ở Việt Nam, bà Nguyễn Thị Minh, Trưởng khoa nông nghiệp, Đại học Kinh tế quốc dân dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) để chỉ ra rằng: Năng suất lao động của ngành nông nghiệp Việt Nam từ 1985-2011 đều ở mức thấp nhất, thấp hơn cả Lào và Campuchia.

Theo nhóm nghiên cứu, năng suất lao động trở thành động lực cốt lõi dẫn dắt tăng trưởng. Do đó, cần dậy sóng tăng trưởng dựa vào các nhân tố khởi nguồn tăng trưởng mới thay thế cho sự tụt hơi của những động lực tăng trưởng cốt lõi trước đây.

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế. Chú trọng phát triển ngành công nghiệp có thể tiếp cận nguồn lao động thiếu kỹ năng từ khu vực nông nghiệp ở giai đoạn đầu. Công nghiệp hóa trong điều kiện Việt Nam có thể phải dựa trên nền tảng nông nghiệp.

Bên cạnh đó, Việt Nam phải cải thiện môi trường kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Vì đây sẽ khu vực đóng góp chủ yếu cho tăng trưởng năng suất lao động trong giai đoạn sắp tới.

Đặc biệt, Việt Nam phải thúc đẩy sự phát triển của khu vực FDI và gắn tốc độ tăng tiền lương với tốc độ tăng năng suất lao động.

Khánh Nhi

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên