Nhập siêu tháng 6 ước khoảng 200 triệu USD
Theo số liệu từ cơ quan thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 6/2014 ước đạt 24,4 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu ước đạt 12,1 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu ước đạt 12,3 tỷ USD.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu đạt 70,9 tỷ USD trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 69,6 tỷ USD.
Như vậy, với mức nhập siêu tháng 6 ước tính 200 triệu USD đã kéo xuất siêu 6 tháng của toàn nền kinh tế Việt Nam ước đạt 1,3 tỷ USD, trong đó, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu khá cao với 8,5 tỷ USD và khu vực trong nước vẫn tiếp tục nhập siêu với 7,2 tỷ USD.
Đối với hoạt động xuất khẩu, kim ngạch tháng 6 ước đạt 12,1 tỷ USD, giảm 2,5% so với tháng 5.
Một số mặt hàng có kim ngạch tăng đáng kể trong tháng 5 là cao su 37,9% (44 triệu USD); hàng dệt may 13,3% (206 triệu USD), gỗ và sản phẩm gỗ 14,3% (63 triệu USD)...
Tính chung 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 70,9 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2013.
Đối với hoạt động nhập khẩu, kim ngạch tháng 6 ước đạt 12,3 tỷ USD, giảm 3,7% (478 triệu USD) so với tháng 5.
Tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 69,6 tỷ USD, tăng 11%, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 39,3 tỷ USD, tăng 11,6%, khu vực các doanh nghiệp trong nước tăng 10,3%.
Điểm đánh chú ý là kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng phục vụ sản xuất gia công, lắp ráp vẫn duy trì ở mức tăng cao so với cùng kỳ như máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng 22,2% (1,9 tỷ USD); điện thoại các loại và linh kiện 6,3% (237 triệu USD); kim loại thường khác 17,4% (244 triệu USD); nguyên phụ liệu dệt may, da giầy 28,5% (515 triệu USD); vải 17,9% (72 triệu USD).
Đây là một tín hiệu tích cực, phản ánh sự phục hồi của hoạt động sản xuất trong nước. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa chủ động được trong sản xuất khi mà các hoạt động nhập khẩu này vẫn chủ yếu phục vụ cho hoạt động gia công, lắp giáp của khối doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.
>>>Nửa cuối tháng 5 xuất siêu 442 triệu USD giúp 5 tháng đầu năm thặng dư 1,52 tỷ USD.
Như vậy, với mức nhập siêu tháng 6 ước tính 200 triệu USD đã kéo xuất siêu 6 tháng của toàn nền kinh tế Việt Nam ước đạt 1,3 tỷ USD, trong đó, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu khá cao với 8,5 tỷ USD và khu vực trong nước vẫn tiếp tục nhập siêu với 7,2 tỷ USD.
Đối với hoạt động xuất khẩu, kim ngạch tháng 6 ước đạt 12,1 tỷ USD, giảm 2,5% so với tháng 5.
Một số mặt hàng có kim ngạch tăng đáng kể trong tháng 5 là cao su 37,9% (44 triệu USD); hàng dệt may 13,3% (206 triệu USD), gỗ và sản phẩm gỗ 14,3% (63 triệu USD)...
Tính chung 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 70,9 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2013.
Đối với hoạt động nhập khẩu, kim ngạch tháng 6 ước đạt 12,3 tỷ USD, giảm 3,7% (478 triệu USD) so với tháng 5.
Tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 69,6 tỷ USD, tăng 11%, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 39,3 tỷ USD, tăng 11,6%, khu vực các doanh nghiệp trong nước tăng 10,3%.
Điểm đánh chú ý là kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng phục vụ sản xuất gia công, lắp ráp vẫn duy trì ở mức tăng cao so với cùng kỳ như máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng 22,2% (1,9 tỷ USD); điện thoại các loại và linh kiện 6,3% (237 triệu USD); kim loại thường khác 17,4% (244 triệu USD); nguyên phụ liệu dệt may, da giầy 28,5% (515 triệu USD); vải 17,9% (72 triệu USD).
Đây là một tín hiệu tích cực, phản ánh sự phục hồi của hoạt động sản xuất trong nước. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa chủ động được trong sản xuất khi mà các hoạt động nhập khẩu này vẫn chủ yếu phục vụ cho hoạt động gia công, lắp giáp của khối doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.
>>>Nửa cuối tháng 5 xuất siêu 442 triệu USD giúp 5 tháng đầu năm thặng dư 1,52 tỷ USD.
Theo Thái Hà