MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhiều đơn hàng từ Trung Quốc đang dịch chuyển về Việt Nam

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, thị phần hàng dệt may của Trung Quốc ở Hoa Kỳ đã giảm xuống trong khi thị phần của Việt Nam đang tăng lên. Nhiều đơn hàng và dây chuyền cung ứng đang dịch chuyển về Việt Nam và sẽ còn dịch chuyển mạnh hơn khi rào cản đối với hàng dệt may được xóa bỏ trên thị trường Hoa Kỳ.

Tóm tắt:

- Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, nhiều đơn hàng và dây chuyền cung ứng đang dịch chuyển về Việt Nam và sẽ còn dịch chuyển mạnh hơn khi rào cản đối với hàng dệt may được xóa bỏ trên thị trường Hoa Kỳ.

- Cách đây 5 năm không ai nghĩ là Việt Nam sẽ sản xuất điện thoại. Trước đây ta chưa bao giờ nghĩ đến, bây giờ các dự án từ Samssung, Microsoft, Nokia, LG;...

- Ông Lê Tiến Trường -  Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, trước khi có WTO, thị phần hàng dệt may Việt Nam tại Mỹ dưới 3% và giờ là 10%, đứng thứ 2 sau Trung Quốc, thị phần này lấy phần lớn của Trung Quốc.


Tại tọa đàm “FTA-Cơ hội nào cho Việt Nam” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng, dù đã và đang tích cực tham gia các FTA, Việt Nam vẫn là một nước đi sau trong chuỗi giá trị và gia nhập thị trường toàn cầu, nơi đã có sẵn các nhà cung cấp khác và mối quan hệ cung-cầu hầu như đã được xác lập.

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, mặc dù Việt Nam là đất nước đi sau nhưng để hội nhập, ta không nên ngại đi sau. Quá khứ đã chứng minh điều ngược lại, thị phần của Trung Quốc ở Hoa Kỳ đã giảm xuống trong khi thị phần của Việt Nam đang tăng lên. Bằng chứng rõ ràng là đơn hàng và dây chuyền cung ứng đang dịch chuyển về Việt Nam và sẽ còn dịch chuyển mạnh hơn khi rào cản đối với hàng dệt may được xóa bỏ trên thị trường Hoa Kỳ.

Thứ trưởng cho biết, điều tương tự đã được xảy ra đối với nhiều mặt hàng nông sản. Trước đây ta không nghĩ rằng có thể xuất khẩu gạo, giờ ta đã xuất khẩu gạo, cà phê, tiêu, thủy sản đều ở mức hàng đầu thế giới và hiện nay là điện thoại.

Cách đây 5 năm không ai nghĩ là Việt Nam sẽ sản xuất điện thoại. Bây giờ các dự án từ Samssung, Microsoft, Nokia, LG; thậm chí Fuji Xerox cũng tuyên bố sẽ biến Việt Nam thành một “hub” (trung tâm) của Fuji Xerox xuất khẩu ra toàn cầu.

“Đừng nghĩ chúng ta yếu mà chúng ta không cạnh tranh được, mà chúng ta hãy làm khác đi. Chúng ta tạo ra lợi thế khi đàm phán và ký kết các hiệp định, khi rào cản giảm xuống thì chúng ta sẽ có lợi thế và nguồn lực sẽ đi theo tiếng gọi của lợi thế, giống như “nước chảy chỗ trũng” thôi’ – Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết.

Trong khi đó, ông Lê Tiến Trường -  Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, chuỗi cung ứng toàn cầu là một chuỗi cung ứng linh hoạt, tuy có cam kết chặt chẽ giữa các đối tác nhưng nó linh hoạt ở chỗ dịch chuyển địa điểm các đối tác đó.

Đó là câu chuyện của Samsung dịch chuyển vào Việt Nam thì chuỗi cung ứng toàn cầu của dệt may cũng sẽ dịch chuyển như vậy. Khi đó người ta sẽ nhận ra rằng dệt may của Việt Nam tốt hơn dệt may của Trung Quốc trên thị trường Mỹ.

Ông Trường dẫn chứng, trước khi có WTO, thị phần hàng dệt may Việt Nam tại Mỹ dưới 3% và giờ là 10%, đứng thứ 2 sau Trung Quốc, thị phần này lấy phần lớn của Trung Quốc. Điều đó cho thấy, khi có điều kiện thuận lợi sẽ là tác nhân cho quá trình dịch chuyển chuỗi chảy vào Việt Nam. Chuỗi cung ứng toàn cầu này cam kết cao đến đâu cũng chỉ phục vụ lợi ích duy nhất cho lợi nhuận và khả năng tăng trưởng bền vững của chuỗi. Thị trường nào tạo ra lợi nhuận hấp dẫn hơn thì sẽ là nơi chuỗi được xác lập.

Theo Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam, trong cuộc đua này, sẽ có những người thành công và cũng sẽ có những người không thể thành công nổi. Người đứng lại sẽ là người rơi vào vào suy thoái. Đối với dệt may, chuẩn bị lớn nhất là về nguyên liệu, còn sự tấn công của hàng hóa nước ngoài vào dệt may Việt Nam thì khác với nông nghiệp vì dù sao dệt may Việt Nam là ngành có năng lực cạnh tranh.

>>>Ngành dệt may thời hội nhập: Con đường có trải hoa hồng?

Thảo Anh

Trịnh Hường

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên