Niên giám Ireland: Việt Nam là một thị trường năng động
Tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước sẽ mang lại nhiều cơ hội thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài để đóng góp vào nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế quốc dân.
Cuốn "Niên giám Thương mại Ireland-châu Á năm 2014" vừa được xuất bản khẳng định Việt Nam là một thị trường năng động.
Cuốn niên giám nhằm cung cấp những thông tin hữu ích và quan trọng nhất cho cộng đồng doanh nghiệp Ireland trước khi quyết định đầu tư hoặc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước châu Á.
Theo cuốn niên giám, Việt Nam đã chuyển đổi thành công từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong vòng 2 thập kỷ qua, Việt Nam đã ghi dấu ấn với tốc độ tăng GDP trung bình đạt 7%. Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế mở với kim ngạch trao đổi mậu dịch quốc tế đạt khoảng 160% GDP.
Niên giám Thương mại 2014 của Ireland cũng cho biết Việt Nam hiện đang dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê và tiêu, đồng thời là một trong những nước xuất khẩu chủ chốt các mặt hàng dệt may, hải sản, điện tử, phần mềm, dầu thô, đồ gia dụng...
Trong số các nền kinh tế đang nổi, Việt Nam được coi là một trong những điểm đến hàng đầu về vốn đầu tư nước ngoài. Trong 5 năm trở lại đây, Việt Nam thu hút khoảng 6,5 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mỗi năm.
Báo cáo của tập đoàn Ernst&Young về các thị trường tăng trưởng nhanh đã gọi Việt Nam là một ngôi sao đang lên với GDP bình quân đầu người tăng 6 lần trong vòng 25 năm tới. Cũng theo báo cáo này, số hộ gia đình có thu nhập 30.000 USD/năm ở Việt Nam sẽ tăng từ mức dưới 6.000 hộ năm 2011 lên hơn 60.000 hộ vào năm 2021.
Cuốn niên giám cho rằng về ngắn hạn cũng như dài hạn, các doanh nghiệp Ireland có thể tìm thấy những cơ hội tốt nhất trong nhiều lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, năng lượng, công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực... tại thị trường Việt Nam.
Tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước sẽ mang lại nhiều cơ hội thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài để đóng góp vào nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế quốc dân.
Là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới./.
Cuốn niên giám nhằm cung cấp những thông tin hữu ích và quan trọng nhất cho cộng đồng doanh nghiệp Ireland trước khi quyết định đầu tư hoặc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước châu Á.
Theo cuốn niên giám, Việt Nam đã chuyển đổi thành công từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong vòng 2 thập kỷ qua, Việt Nam đã ghi dấu ấn với tốc độ tăng GDP trung bình đạt 7%. Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế mở với kim ngạch trao đổi mậu dịch quốc tế đạt khoảng 160% GDP.
Niên giám Thương mại 2014 của Ireland cũng cho biết Việt Nam hiện đang dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê và tiêu, đồng thời là một trong những nước xuất khẩu chủ chốt các mặt hàng dệt may, hải sản, điện tử, phần mềm, dầu thô, đồ gia dụng...
Trong số các nền kinh tế đang nổi, Việt Nam được coi là một trong những điểm đến hàng đầu về vốn đầu tư nước ngoài. Trong 5 năm trở lại đây, Việt Nam thu hút khoảng 6,5 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mỗi năm.
Báo cáo của tập đoàn Ernst&Young về các thị trường tăng trưởng nhanh đã gọi Việt Nam là một ngôi sao đang lên với GDP bình quân đầu người tăng 6 lần trong vòng 25 năm tới. Cũng theo báo cáo này, số hộ gia đình có thu nhập 30.000 USD/năm ở Việt Nam sẽ tăng từ mức dưới 6.000 hộ năm 2011 lên hơn 60.000 hộ vào năm 2021.
Cuốn niên giám cho rằng về ngắn hạn cũng như dài hạn, các doanh nghiệp Ireland có thể tìm thấy những cơ hội tốt nhất trong nhiều lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, năng lượng, công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực... tại thị trường Việt Nam.
Tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước sẽ mang lại nhiều cơ hội thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài để đóng góp vào nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế quốc dân.
Là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới./.