MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nói thẳng: Đừng để FDI làm thui chột đầu tư trong nước

Các ưu đãi thuế ở Việt Nam làm tăng tính cạnh tranh, nhưng không thay thế cho sự cạnh tranh vì thế, đây là cuộc đua xuống đáy.

Là phát biểu của ông Brian Portelli - Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hiệp quốc (UNIDO) tại lễ công bố báo cáo nghiên cứu từ điều tra công nghiệp Việt Nam năm 2011 của UNIDO và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Ưu đãi chồng ưu đãi

Theo nghiên cứu này, Việt Nam đã có các hình thức ưu đãi khác nhau bao gồm ưu đãi về thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, các loại thuế lợi tức), ưu đãi về đất đai, ưu đãi về ưu đãi tín dụng, và các hình thức hỗ trợ tài chính khác của các địa phương.

Có thời kỳ, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã hưởng lợi từ các ưu đãi đầu tư khác nhau về thuế suất và thời hạn được miễn thuế khi so sánh với các đối tác trong nước.

Ngoài các ưu đãi tài chính của Chính phủ, doanh nghiệp FDI còn được hưởng ưu đãi của chính quyền địa phương như hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư, chi phí quảng cáo, hỗ trợ đào tạo người lao động, khen thưởng các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực môi giới đầu tư.

Bằng chứng là có tới 97% doanh nghiệp FDI ở Vĩnh Phúc, 79% ở Hà Nội, 72% ở Đồng Nai, 65% ở Bắc Ninh trả lời khảo sát là họ được nhận ưu đãi tài chính của chính quyền địa phương.

Trưởng đại diện UNIDO Việt Nam ông Patrick Gilabert cho biết thêm, hiện tại chỉ có khoảng 5-6% doanh nghiệp FDI mang công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, có nghĩa có tới 94-95% doanh nghiệp FDI là mang vào công nghệ trung bình và công nghệ thấp.

“Điều này trùng với phát hiện của nghiên cứu là các doanh nghiệp FDI sử dụng nhiều lao động và xuất khẩu nhiều hơn doanh nghiệp Việt Nam nhưng hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực trả lương thấp và sử dụng lao động kỹ năng thấp”, ông nói.

Ông khuyến cáo, thu hút FDI nhằm xây dựng nền kinh tế chứ không phải để làm thui chột đầu tư trong nước.

Nêu quan điểm về việc các doanh nghiệp nước ngoài được nhận nhiều ưu đãu về đất đai, thuế hay vốn trong khi các doanh nghiệp Việt Nam lại chịu nhiều thiệt thòi, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từng cho biết, Việt Nam cần điều chỉnh lại chính sách.

"Rút bớt những ưu đãi quá mức đối với đầu tư nước ngoài, tạo mặt bằng cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước, đồng thời xử lý nghiêm những hành vi xấu của một số doanh nghiệp nước ngoài như chuyển giá để trốn thuế", bà Phạm Chi Lan nói.

Bà Phạm Chi Lan cũng cho biết, một nền kinh tế muốn phát triển mạnh và bền vững đều phải dựa vào nội lực nên muốn thoát khỏi khó khăn và phát triển trong tương lai thì nội lực phải mạnh chứ không thể dựa vào bên ngoài.

Còn việc Việt Nam vẫn đang dựa vào doanh nghiệp FDI để có con số tăng trưởng GDP, xuất khẩu đẹp chỉ mang tính nhất thời.

Bà Phạm Chi Lan cảnh báo, khi không còn cung cấp nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp FDI nữa, họ sẽ tự động rút lui khỏi thị trường và chuyển sang những mảnh đất màu mỡ mới. Khi ấy Việt Nam sẽ càng khó khăn hơn nữa. Sự việc này đã xảy ra ở Thái Lan năm 1997.

Formosa liên tục đòi ưu đãi

Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh hiện đang là doanh nghiệp được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, các loại thuế, đất đai... áp dụng đối với dự án đầu tư trong khu kinh tế (bao gồm ưu đãi về thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu; vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được).

Hoạt động bên trong dự án của Formosa sau biến cố tháng 5. Ảnh: Báo Hải Quan
Hoạt động bên trong dự án của Formosa sau biến cố tháng 5. Ảnh: Báo Hải Quan

Các kiến nghị khác của công ty áp dụng cho dự án (bảo hộ ngành thép, kinh doanh tàu lai dắt...) đang được các bộ, ngành xem xét giải quyết.

Song Formosa vẫn kiến nghị hình thành Ban quản lý đặc thù trực thuộc Văn phòng chính phủ và kiến nghị đặc khu được áp dụng các ưu đãi đặc thù như:

Miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu trong suốt thời gian kinh doanh của dự án; được Chính phủ bảo hộ ngành thép; miễn thuế đối với khoản vay vốn từ các tổ chức tín dụng nước ngoài; kinh doanh tàu lai dắt và đề xuất thành lập Ban quản lí đặc khu trực thuộc Văn phòng Chính phủ và do các Bộ trưởng các bộ liên quan tham gia để quản lí đặc khu.

Thậm chí, đề nghị được cắt đất để bán lâu dài cho nhân viên” mà Formosa dự kiến số lượng nhân viên cao nhất đạt 15.000 người, nếu tính cả thân nhân của họ là khoảng 60.000 người như một thị trấn gần đặc khu.

Liên quan đến vấn đề bảo đảm đầu tư, doanh nghiệp đặt điều kiện nếu vì mục đích an toàn quốc phòng mà phải thu hồi đất đặc khu, Ban quản lý và phía đầu tư trước khi thu hồi phải thảo luận vấn đề bồi thường để đi đến thống nhất ý kiến.

Đồng thời, nếu xảy ra các cuộc bạo động mà không phải do chủ quan từ phía nhà đầu tư, dẫn tới tổn thất kinh doanh và tài sản, toàn bộ sẽ do Chính phủ chịu trách nhiệm bồi thường.

Trước đó hồi cuối tháng 3, Formosa đã từng kiến nghị với Chính phủ, không phải nộp thuế nhập khẩu các mặt hàng vật tư nguyên liệu tuy đã sản xuất được tại Việt Nam, nhưng lại là những bộ phận không thể tách rời khỏi máy móc thiết bị đồng bộ được nhập về để phục vụ hoạt động.

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng đề nghị, kể từ sau năm 2010, toàn bộ số tiền thuế nhập khẩu công ty đã nộp để nhập khẩu thiết bị, nguyên vật liệu, linh kiện, máy móc để lắp ráp thiết bị, tạo tài sản cố định cho dự án đều sẽ được hoàn trả.

>>>Thu hút FDI không chạy theo số lượng

                                                                                                                                  Theo Hà Anh

cucpth

Đất Việt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên