Phát tán “bệnh” trong doanh nghiệp nhà nước
“Chuyển giao doanh nghiệp nhà nước có thể gọi là hình thức chủ động làm lây lan bệnh trong khối này”.
“Chuyển giao doanh nghiệp nhà nước có thể gọi là hình thức chủ động làm lây lan bệnh trong khu vực doanh nghiệp nhà nước mà “mầm bệnh” là ở ngay trong cơ chế quyết định ngành, lĩnh vực kinh doanh và cơ chế giám sát của đại diện chủ sở hữu”, TS. Trần Tiến Cường, nguyên Trưởng ban Cải cách và phát triển doanh nghiệp nói.
Ông Cường cũng cho rằng nếu không giải quyết tận gốc “mầm bệnh” thì việc phát tán bệnh vẫn là thường trực, và việc thể chế hóa chuyển giao doanh nghiệp, chuyển giao dự án chỉ như là tác nhân thúc đẩy sự “nhờn thuốc” của tình trạng mở rộng ngành, lĩnh vực kinh doanh và đầu tư tràn lan.
Nội dung TS. Cường đề cập tới cũng chính là nội dung chính của Hội thảo “Đổi mới vai trò Nhà nước trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế - cơ sở quan trọng cho quá trình tái cấu trúc nền kinh tế” do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương tổ chức chiều 15/10.
“Dấu ấn” từ EVN, Vinashin, Vinalines và Petro Vietnam
Phó trưởng ban Cải cách và phát triển doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Luyến đã thay mặt nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trình bày một báo cáo về “Cơ chế bán, chuyển giao doanh nghiệp trong tái cơ cấu Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước”.
Báo cáo này đã dẫn ra trường hợp chuyển giao EVN Telecom thuộc EVN sang Viettel và chuyển giao một số doanh nghiệp, dự án của Vinashin cho Vinalines và Petro Vietnam. Đó đều là các chuyển giao nhiều “dấu ấn” khi đã tốn không ít giấy mực của báo chí trong nhiều năm qua.
Nhìn góc độ nghiên cứu, như với trường hợp EVN Telecom, thì sau khi tiếp nhận chuyển giao, Viettel đã phải xử lý rất nhiều vấn đề phát sinh, đặc biệt là vấn đề về nợ và nhân sự; giải quyết các hợp đồng cũ với các đối tác, đặc biệt là các đối tác tham gia chương trình xã hội hóa cơ sở hạ tầng trạm BTS cho EVN thuê lại; việc xử lý khối tài sản EVN Telecom đã đầu tư nhưng Viettel không có nhu cầu sử dụng...
Đối với việc chuyển giao các khoản nợ từ các doanh nghiệp, dự án cũ từ Vinashin sang cho các doanh nghiệp khác rất lớn nhưng hồ sơ chưa đầy đủ, hầu hết các hạng mục công trình xây dựng và cơ sở thiết bị chuyển từ Vinashin là hạng mục dở dang nên chưa thể phát huy vào sản xuất, thậm chí còn có những dự án chưa có giấy chứng nhận đầu tư, dẫn đến khó khăn cho việc thanh quyết toán, đặc biệt đối với khoản chênh lệch giữa dự toán và giá thực thanh, thực chi.
Thực trạng như vậy, nên nhóm nghiên cứu đã phải đặt ra câu hỏi tại sao không cho phá sản, giải thể mà phải chuyển giao như vậy? Việc chuyển giao có phù hợp với quy định của Luật Cạnh tranh, ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh bình đẳng?
Làm méo mó cơ chế thị trường
Gọi việc chuyển giao doanh nghiệp là hình thức chủ động làm lây lan bệnh trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, với nhiều tiềm ẩn rủi ro, TS. Trần Tiến Cường khuyến nghị chỉ nên xem xét áp dụng chuyển giao doanh nghiệp, chuyển giao dự án như là biện pháp đặc biệt, ngoại lệ, trong những bối cảnh đặc biệt.
Bởi vì biện pháp này nếu được áp dụng có tính quy phạm thì nó có thể tạo ra một thói quen cho việc lặp lại các sai lầm do đầu tư ngoài ngành, đầu tư tràn lan và nhiều sai lầm khác, rồi tìm cách chuyển giao doanh nghiệp, chuyển giao dự án để xử lý, để khắc phục.
Hệ quả là nó sẽ tạo ra những ảnh hưởng không mong muốn có tác động lây lan sang tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước khác và ảnh hưởng chung đến khu vực doanh nghiệp nhà nước, thậm chí phá vỡ những nỗ lực cải thiện quản trị công ty và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đã tiến hành trước đó hoặc đang và sẽ tiến hành.
Hiện nay, việc chuyển giao doanh nghiệp, dự án giữa các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đang thiếu quy trình, thủ tục thống nhất để triển khai thực hiện. Việc chuyển giao nguyên trạng là chủ yếu, với đối tượng chuyển giao hầu hết là những doanh nghiệp gặp khó khăn, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài, những dự án dở dang.
Sau chuyển giao, đơn vị tiếp nhận phải thực hiện tái cơ cấu cả về tổ chức, nhân sự, tài chính, lao động... trong đó có những trường hợp không thể tiếp tục hoạt động được hoặc không đáp ứng yêu cầu tiếp tục tồn tại.
TS. Trần Tiến Cường cho rằng giải pháp chuyển giao doanh nghiệp, dự án là một cách thức quay trở lại cơ chế hành chính, phi thị trường để tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
“Cơ chế kép “vừa thị trường, vừa hành chính” của nguyên tắc chuyển giao làm méo mó, cản trở cơ chế thị trường đang dần đươc hình thành và áp dụng với các doanh nghiệp nhà nước, trong đó có các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, thậm chí phá vỡ những nỗ lực thị trường hóa thể chế hoạt động của tập đoàn, tổng công ty nhà nước, tạo ra bất bình đẳng ngược với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước”, ông Cường nói.
Nhưng vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh về chính sách cần rất thận trọng, thậm chí không nên đưa ra các khuyến khích về chính sách như chính sách ưu đãi, hỗ trợ về mặt tài chính, tín dụng cho doanh nghiệp nhận chuyển giao; chính sách, chế độ đối với người lao động (trừ chính sách đối với lao động dôi dư) đi kèm với chuyển giao doanh nghiệp, chuyển giao dự án.
Ông Cường cũng cho rằng nếu không giải quyết tận gốc “mầm bệnh” thì việc phát tán bệnh vẫn là thường trực, và việc thể chế hóa chuyển giao doanh nghiệp, chuyển giao dự án chỉ như là tác nhân thúc đẩy sự “nhờn thuốc” của tình trạng mở rộng ngành, lĩnh vực kinh doanh và đầu tư tràn lan.
Nội dung TS. Cường đề cập tới cũng chính là nội dung chính của Hội thảo “Đổi mới vai trò Nhà nước trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế - cơ sở quan trọng cho quá trình tái cấu trúc nền kinh tế” do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương tổ chức chiều 15/10.
“Dấu ấn” từ EVN, Vinashin, Vinalines và Petro Vietnam
Phó trưởng ban Cải cách và phát triển doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Luyến đã thay mặt nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trình bày một báo cáo về “Cơ chế bán, chuyển giao doanh nghiệp trong tái cơ cấu Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước”.
Báo cáo này đã dẫn ra trường hợp chuyển giao EVN Telecom thuộc EVN sang Viettel và chuyển giao một số doanh nghiệp, dự án của Vinashin cho Vinalines và Petro Vietnam. Đó đều là các chuyển giao nhiều “dấu ấn” khi đã tốn không ít giấy mực của báo chí trong nhiều năm qua.
Nhìn góc độ nghiên cứu, như với trường hợp EVN Telecom, thì sau khi tiếp nhận chuyển giao, Viettel đã phải xử lý rất nhiều vấn đề phát sinh, đặc biệt là vấn đề về nợ và nhân sự; giải quyết các hợp đồng cũ với các đối tác, đặc biệt là các đối tác tham gia chương trình xã hội hóa cơ sở hạ tầng trạm BTS cho EVN thuê lại; việc xử lý khối tài sản EVN Telecom đã đầu tư nhưng Viettel không có nhu cầu sử dụng...
Đối với việc chuyển giao các khoản nợ từ các doanh nghiệp, dự án cũ từ Vinashin sang cho các doanh nghiệp khác rất lớn nhưng hồ sơ chưa đầy đủ, hầu hết các hạng mục công trình xây dựng và cơ sở thiết bị chuyển từ Vinashin là hạng mục dở dang nên chưa thể phát huy vào sản xuất, thậm chí còn có những dự án chưa có giấy chứng nhận đầu tư, dẫn đến khó khăn cho việc thanh quyết toán, đặc biệt đối với khoản chênh lệch giữa dự toán và giá thực thanh, thực chi.
Thực trạng như vậy, nên nhóm nghiên cứu đã phải đặt ra câu hỏi tại sao không cho phá sản, giải thể mà phải chuyển giao như vậy? Việc chuyển giao có phù hợp với quy định của Luật Cạnh tranh, ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh bình đẳng?
Làm méo mó cơ chế thị trường
Gọi việc chuyển giao doanh nghiệp là hình thức chủ động làm lây lan bệnh trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, với nhiều tiềm ẩn rủi ro, TS. Trần Tiến Cường khuyến nghị chỉ nên xem xét áp dụng chuyển giao doanh nghiệp, chuyển giao dự án như là biện pháp đặc biệt, ngoại lệ, trong những bối cảnh đặc biệt.
Bởi vì biện pháp này nếu được áp dụng có tính quy phạm thì nó có thể tạo ra một thói quen cho việc lặp lại các sai lầm do đầu tư ngoài ngành, đầu tư tràn lan và nhiều sai lầm khác, rồi tìm cách chuyển giao doanh nghiệp, chuyển giao dự án để xử lý, để khắc phục.
Hệ quả là nó sẽ tạo ra những ảnh hưởng không mong muốn có tác động lây lan sang tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước khác và ảnh hưởng chung đến khu vực doanh nghiệp nhà nước, thậm chí phá vỡ những nỗ lực cải thiện quản trị công ty và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đã tiến hành trước đó hoặc đang và sẽ tiến hành.
Hiện nay, việc chuyển giao doanh nghiệp, dự án giữa các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đang thiếu quy trình, thủ tục thống nhất để triển khai thực hiện. Việc chuyển giao nguyên trạng là chủ yếu, với đối tượng chuyển giao hầu hết là những doanh nghiệp gặp khó khăn, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài, những dự án dở dang.
Sau chuyển giao, đơn vị tiếp nhận phải thực hiện tái cơ cấu cả về tổ chức, nhân sự, tài chính, lao động... trong đó có những trường hợp không thể tiếp tục hoạt động được hoặc không đáp ứng yêu cầu tiếp tục tồn tại.
TS. Trần Tiến Cường cho rằng giải pháp chuyển giao doanh nghiệp, dự án là một cách thức quay trở lại cơ chế hành chính, phi thị trường để tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
“Cơ chế kép “vừa thị trường, vừa hành chính” của nguyên tắc chuyển giao làm méo mó, cản trở cơ chế thị trường đang dần đươc hình thành và áp dụng với các doanh nghiệp nhà nước, trong đó có các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, thậm chí phá vỡ những nỗ lực thị trường hóa thể chế hoạt động của tập đoàn, tổng công ty nhà nước, tạo ra bất bình đẳng ngược với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước”, ông Cường nói.
Nhưng vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh về chính sách cần rất thận trọng, thậm chí không nên đưa ra các khuyến khích về chính sách như chính sách ưu đãi, hỗ trợ về mặt tài chính, tín dụng cho doanh nghiệp nhận chuyển giao; chính sách, chế độ đối với người lao động (trừ chính sách đối với lao động dôi dư) đi kèm với chuyển giao doanh nghiệp, chuyển giao dự án.
Theo Đoàn Trần