Phát triển công nghiệp với Samsung: Việt Nam không dễ 'ăn'!
“Cứ nói Samsung giúp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam, là cơ hội cần tận dụng, nhưng chỉ có mấy chi tiết cơ khí có thể tham gia!”.
- 08-07-2014Thấy gì từ việc Samsung tăng vốn đầu tư vào Việt Nam?
- 02-07-2014Các “siêu công ty” nước ngoài đang tạo nên “trục đầu tư” mới ở Việt Nam
- 02-07-2014Dự án tỷ đô Samsung Display được cấp phép "nhanh bất ngờ"
Ông Đào Phan Long, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đã cho biết như vậy khi bàn về câu chuyện các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cần làm gì để tận dụng cơ hội khi Samsung hứa sẽ giúp phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước.
Tuy nhiên ông Long cho rằng: “Không hy vọng, vì đây là ngành điện tử và công nghệ thông tin. Do đó Việt Nam chỉ tham gia được rất ít”.
Công nghiệp phụ trợ chẳng có gì!
Theo Ths Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới, có lẽ đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp FDI bàn kỹ tới việc sẽ cùng với các doanh nghiệp Việt Nam phát triển ngành công nghiệp phụ trợ.
“Chưa biết mọi chuyện sẽ đi đến đâu, song ít ra đây cũng là một hướng thuận để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi sản xuất của họ”, Ths Sơn nói.
Theo ông Sơn, lẽ ra những quy định bắt buộc các nhà đầu tư khi vào Việt Nam được hưởng ưu đãi cần phải giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia vào sản xuất.
“Đáng ra trong Luật Đầu tư của Việt Nam phải đưa ra yêu cầu để các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam phải có động tác này nhưng chưa ai làm nên đã bao nhiêu năm trôi qua rồivới biết bao dựán FDI vào ViệtNamsong cuối cùng công nghiêp phụ trợ vẫn chẳng có gì”, ông Sơn tiếc nuối.
Việc Samsung muốn các doanh nghiệp Việt Nam tham gia nhiều hơn vào việc sản xuất các chi tiết phụ, giới chuyên môn cho rằng chắc chắn họ đang tính toán đến chi phí, lợi ích của họ. Điều đó chứng minh họ đang muốn đặt trụ sợ bản doanh ở Việt Nam nên muốn xây dựng nền tảng ở Việt Nam để có thể hỗ trợ các lĩnh vực của Samsung.
“Cách làm này không những giúp Samsung kiểm soát chất lượng cũng như chi phí và cả quy trình sản xuất cho sản phẩm cuối cùng của họ một cách tốt nhất. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp của Việt Nam”, ông Sơn nói.
Việt Nam luôn được cho là công nghiệp phụ trợ không có gì, không phát triển, thậm chí cả những người có trách nhiệm quản lý ngành cũng không ít lần nói điều này trên các diễn đàn.
Theo ông Sơn: “Không hiểu sao Bộ Công nghiệp trước đây không xây nổi chương trình công nghiệp quốc gia để phát triển công nghiệp hỗ trợ.Tức là phải bắt tay vào làm thật, xây dựng và đi vào phát triển thì lúc đó mới có thể thấy được đâu là vướng mắc, khó khăn, rồi mới đệ trình tháo gỡ, và làm bằng được".
Ví dụ phải đặt ra mục tiêu trong vòng 10-20 năm phải làm bằng được các ngành phụ trợ cho công nghiệp ô tô, điện tử, dệt may, giày da… phải làm thì mới biết cái nào trọng tâm, trọng điểm. Sau đó tổ chức các triển lãm, giao lưuđể các doanh nghiệpbiểu trưng lực lượng, nhìn nhận tiến bộ của nhau và đi đến những ký kết.
“Sau đó lập các phòng nghiên cứu, thí nghiệm ra nhữngsản phẩmvật liệu tiêu biểu, khi đó mới nói chuyện chơi được với thế giới chứ không phải kiểu nước đến chân mới nhảy”, ông Sơn phân tích.
Dù Samsung nói sẽ mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam nhưng đây không phải chuyện dễ làm |
Với Samsung thì khó mà tham gia được!
Hiện nay phía Việt Nam đã thống nhất với Samsung sắp tới họ sẽ đưa ra yêu cầu cụ thể cái họ cần. Tức là hai bên sẽ tổ chức các hội thảo, trong đó phía Samsung sẽ cử chuyên gia của tập đoàn đến tham gia, nói rõ nhu cầu của mình, tiêu chí cụ thể và cách thức để doanh nghiệp trong nước trở thành nhà cung ứng cho họ.
Về cách làm, ông Đào Phan Long, Phó Chủ tịch kiểm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cho rằng đã mở hơn.
Tuy nhiên thực tế: “Với các sản phẩm của Samsung, về mặt cơ khí khi tham gia chỉ có mấy chi tiết liên quan đến cơ khí, như khuôn ép nhựa làm vỏ, còn bảngvi mạch không làm được. Doanh nghiệp Việt Nam không hy vọng vì đây là ngành điện tử và công nghệ thông tin. Do đó Việt Nam chỉ tham gia được rất ít”, ông Long nói.
Theo ông Long, điều quan trọng trong đơn hàng tính khoảng 100 tỷ đô là thì các doanh nghiệp Trung Quốc đã làm rồi. Cơ khí Việt Nam trình độ, công nghệ cũng chỉ làm được các dự án kiểu như làm nhiệt điện, nhưng các dự án này cũng là do Trung Quốc thực hiện rồi còn đưa cả người của họ sang làm.
“Với Samsung thì khó mà tham gia được. Nếu có thì chỉ một vài doanh nghiệp cơ khí có đầu tư theo chỉ đạo của Samsung thì phục vụ được. Nhưng trong một thiết bị điện tử thế hệ mới và tin học thì cơ khí chỉ tham gia được rất ít”, ông Long nhấn mạnh.
Ông Long cũng thừa nhận, vốn dĩ ngành cơ khí Việt Nam từ trước đã không được đầu tư đúng mức dù rằng Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020 đã đặt ra yêu cầu phải tập trung phát triển ngành cơ khí một cách có hiệu quả.
Thế nhưng thực tế từ trước đó do không có thị trường, hầu hết các dự án công nghiệp dùng cơ chế chỉ định thầu hoặc cơ chế đấu thầu giá thấp nên đều lọt vào tay các nhà thầu Trung Quốc nên các doanh nghiệp cũng không mặn mà đầu tư. Cách làm này đã biến Việt Nam thành một nước gia công, lắp ráp.
“Từ trước đến nay Bộ Công thương cứ nói xuất khẩu được từng này từng kia nhưng thực tế mấy thập kỷ qua, Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa nhưng thực tế là các nước ngoài đang thực hiện công nghiệp hóa trên đất nước Việt Nam”, ông Long nhấn mạnh.
Theo ông Sơn, nếu thực lòng Chính phủ muốn phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước, trong thời điểm này nên có chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đã thắng thầu hay được Samsung lựa chọn thì phải hỗ trợ để phát triển.
Cụ thể Việt Nam phải có chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ ở nhiều lĩnh vực như công nghiệp ô tô, điện tử, dệt may, giày da... Phải đưa ra cụ thể các ưu đãi về thuế, thuê đất… cho các doanh nghiệp trong nước nếu muốn được hưởng ưu đãi phải đạt được các yêu cầu, ngoài chuyện đáp ứng công việc trước mắt còn phải nắm được công nghệ thuộc lĩnh vực đó.
Chính phủ phải có công cụ để trong vòng một thời gian nhất định nào đó, khi công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đạt được một trình độ nào đó, được chứng nhận đạt chuẩn nào đó thì đó sẽ là bước tiến trong việc xây dựng công nghiệp hỗ trợ.
Từ đó có thể doanh nghiệp Việt Nam không chỉ làm cho Samsung mà trình độ công nghiệp có thể phát triển sang các hãng khác”, ông Sơn kỳ vọng.
>>>“Tiết lộ” lý do Samsung bỏ Hàn Quốc sang Việt Nam
Theo Bích Ngọc