Phục hồi nhanh đà tăng trưởng
Chỉ số GDP tăng từ 5% trong quý II lên 5,5% trong quý III so với cùng kỳ năm trước nhờ vào lĩnh vực dịch vụ và sản xuất.
Theo đánh
giá của Bộ phận Nghiên cứu Ngân hàng HSBC, tất cả những chỉ số đánh giá
được theo dõi thường xuyên đã thể hiện sự bình ổn và các hoạt động kinh
tế đang dần dần tăng tốc.
Chỉ số PMI ngành sản xuất trong tháng 9 đạt
mức 51,5 điểm nhờ nhu cầu hàng hóa Việt Nam tăng mạnh ở thị trường nước
ngoài, cũng như sự đột phá của chỉ số việc làm. Chỉ số GDP trong quý
III/2013 cho thấy khối dịch vụ và sản xuất đang tăng trưởng.
Trong khi chỉ số tăng trưởng từ đầu năm đến nay vẫn còn ở mức 5,1% - dưới mức khuynh hướng, nhưng điều này vẫn được xem là mức tăng ấn tượng trong bối cảnh quá trình cắt giảm nợ đang diễn ra và giá cả hàng hóa toàn cầu thấp, dẫn đến xuất khẩu sản phẩm thô của Việt Nam chưa nhích lên.
Lĩnh vực
sản xuất đang hồi phục mạnh mẽ, sản xuất quý III đã tăng trưởng 8,6% so
với cùng kỳ năm ngoái. Điều này có được nhờ vào dòng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam tăng mạnh.
Từ đầu năm đến nay,
tổng nguồn vốn FDI tăng 52,2%, đạt 9,3 tỷ USD nhờ vào nguồn nhân công rẻ
của Việt Nam cũng như nhu cầu trong nước đang bắt đầu phát triển. Đây
là tín hiệu tích cực cho quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam vì
các nhà đầu tư nước ngoài sẽ mang lại các công việc có năng suất lao
động cao hơn, bởi cần tận dụng nguồn lực lao động tay nghề thấp của Việt
Nam cũng như cân bằng hoạt động đầu tư trong nước.
Dòng vốn FDI cũng được đánh giá đầy hứa hẹn cho quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam khi dòng vốn này giảm bớt những áp lực lên Việt Nam từ những biến động đang diễn ra trên thị trường toàn cầu.
Môi trường
vĩ mô của Việt Nam đang có nhiều chuyển biến tích cực. Mặc dù lạm phát
trong tháng 9 đã tăng hơn 1% so với tháng trước nhưng dường như vẫn
không phải là vấn đề chính yếu khi Chính phủ đang rất thận trọng trong
việc kiềm chế áp lực lạm phát.
Sau đợt tăng đột xuất chi phí dịch vụ trong tháng 8 và 9, dự đoán lạm phát sẽ tiếp tục được kiềm chế. Thâm hụt thương mại tích lũy từ tháng 1 đến tháng 9 vẫn ở mức thấp: 124 triệu USD. Như vậy, rất có khả năng Việt Nam đạt được thặng dư tài khoản vãng lai trong năm nay nhờ vào ổn định ngoại hối.
Chính phủ hiện tại cần thực hiện những chính sách cải cách để cải thiện cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh vốn đang thấp hơn một số nước láng giềng.
Lấy đà tăng trưởng
Theo một
số phân tích đáng lưu ý, toàn cầu đang có nhiều biểu hiện tăng trưởng
nhờ vào tình hình ở khu vực đồng tiền chung châu Âu, Trung Quốc, Hoa Kỳ
và Nhật Bản đã được cải thiện. Điều này có nghĩa rằng, nhu cầu nước
ngoài dành cho các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam sẽ tăng, từ đó thúc
đẩy xuất khẩu.
Trong khi đó, điều kiện trong nước đang ổn định, tăng trưởng tín dụng cũng tăng nhẹ so với thời kỳ trì trệ nửa đầu năm 2013. Đồng thời, thời kỳ lạm phát tăng đột biến cũng đã trôi qua, giúp người tiêu dùng và các nhà sản xuất thoát khỏi thời kỳ khó khăn.
Chỉ số PMI
ngành sản xuất của HSBC trong tháng 9 đã phản ánh quá trình hồi phục
với mức tăng từ 49,4 điểm trong tháng 8 lên 51,5 điểm trong tháng 9. Mặc
dù vẫn còn yếu do các điều kiện trong nước, nhưng chỉ số PMI trong
tháng 9 đã cải thiện nhờ vào nhu cầu nước ngoài tăng.
Đơn đặt hàng xuất
khẩu mới cũng tăng mạnh, từ mức 49,7 điểm lên 51,3 điểm. Sau nhiều tháng
giải phóng hàng dự trữ, các nhà quản lý đang tăng số lượng hàng mua;
như vậy sản lượng sẽ tăng trưởng trong những tháng tới khi đơn hàng mới
vượt qua hàng tồn kho.
Đáng khích lệ nhất là chỉ số việc làm đã tăng ba tháng liên tiếp, trong đó tháng 9 đã tăng lên 53,8 điểm. Mức tăng mạnh này cũng đã lan tỏa khắp các chỉ số khác khi các nhà sản xuất đáp lại nhu cầu đang tăng và các điều kiện nước ngoài được cải thiện.
Các hoạt động kinh tế trong quý III đã tăng trưởng đạt mức 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng vượt mức 5% trong quý II nhờ vào tăng trưởng mạnh ở khối sản xuất và dịch vụ. Giá trị xuất khẩu từ tháng 1 đến tháng 9 đạt 96,4 tỷ USD. |
Các hoạt
động kinh tế trong quý III đã tăng trưởng đạt mức 5,5% so với cùng kỳ
năm ngoái, tăng vượt mức 5% trong quý II nhờ vào tăng trưởng mạnh ở khối
sản xuất và dịch vụ. Doanh số bán lẻ, mặc dù thấp hơn ngưỡng khuynh
hướng nhưng cũng đang ổn định và từ nay đến cuối năm sẽ có cơ hội hồi
phục.
Xuất khẩu tiếp tục có lợi thế khi các điều kiện bên ngoài đã được
cải thiện, tăng 19,2% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái và 15,7% từ
đầu năm đến nay (biểu đồ).
Giá trị xuất khẩu từ tháng 1 đến tháng 9 đạt 96,4 tỷ USD. Thâm hụt thương mại cũng không đáng kể, ở con số 124 triệu USD. Như vậy, nhiều khả năng thặng dư tài khoản vãng lai sẽ đạt được trong năm nay nhờ vào thâm hụt thương mại thấp và lượng kiều hối tăng.
Mặc dù tăng trưởng chậm lại trong những năm gần đây, Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn cho đầu tư lâu dài, đặt biệt là từ các nhà đầu tư Đông Á. Samsung, LG Electronics và Foxcom là một vài trong số những nhà sản xuất điện tử quan trọng đang xây dựng cơ sở sản xuất tại Việt Nam.
Mục tiêu là tận dụng khả năng cạnh tranh lao động của đất nước để nâng cao nguồn vốn và nâng cao kiến thức công nghệ. Trong suốt quá trình này, những cải cách để cải thiện quản lý nền kinh tế, kiện toàn các tổ chức và xây dựng cơ sở hạ tầng là rất quan trọng. Các hiệp định thương mại nội vùng như Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TTP) đang trong quá trình thực hiện, và sẽ có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng dịch vụ của Việt Nam.