PMI tháng 11 đạt 52,1 điểm, sản lượng sản xuất tăng mạnh nhất kể từ tháng 4
Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng tháng thứ 3 liên tiếp và đạt mức tăng cao nhất từ tháng 4 năm nay. Số lượng việc làm cũng tăng như tình hình 7/8 tháng gần đây.
Hôm nay, ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) phối hợp cùng với công ty Markit Economics công bố Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất tại Việt Nam trong tháng 11/2014: "Sản lượng sản xuất trong tháng 11 tăng mạnh nhất kể từ tháng 4". Mức tăng mạnh nhất thể hiện ở cả sản lượng đầu ra lẫn đơn hàng mới.
Số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng đầu ra đã tăng nhanh hơn và trữ hàng cũng tăng lên rõ ràng đã góp phần lĩnh vực sản xuất của Việt Nam lấy lại đà tăng trưởng. Sự sụt giảm trên thị trường hàng hóa thế giới đã tác động đến khu vực sản xuất, chi phí sản xuất đã giảm lần đầu tiên kể từ tháng 12/2012 và giá hàng hóa đầu ra cũng giảm rõ nét kể từ tháng 6/2013.
Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) toàn phần được điều chỉnh theo mùa - một chỉ số tổng hợp được tạo ra nhằm khái quát các điều kiện hoạt động của ngành sản xuất - đã tăng từ mức 51 điểm trong tháng 10 lên 52,1 điểm trong tháng 11. Kết quả chỉ số cho biết có sự cải thiện mạnh mẽ nhất về các điều kiện hoạt động trong lĩnh vực sản xuất trong 5 tháng qua.
Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng tháng thứ 3 liên tiếp và đạt mức tăng cao nhất từ tháng 4 năm nay. Số lượng việc làm cũng tăng như tình hình 7/8 tháng gần đây.
Nhận xét tình hình PMI tháng 11, chuyên gia kinh tế Trinh Nguyễn, HSBC, cho biết: Sự tăng trưởng rõ nét của chỉ số PMI trong tháng 11 vừa qua đã phản ánh quan điểm của chúng tôi cho rằng lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đang khá cạnh tranh. Nhờ giá lao động thấp hơn Trung Quốc, ngành sản xuất Việt Nam đang dành được thị phần toàn cầu.
Sự sụt giảm của giá nguyên vật liệu phản ánh đà sụt giảm của chỉ só CPI 2,6% tháng 10 vừa qua so với cùng kỳ 2013. Chúng tôi cho rằng, sản lượng hàng hóa Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng, trái với xu hướng của các quốc gia trong khu vực.
Số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng đầu ra đã tăng nhanh hơn và trữ hàng cũng tăng lên rõ ràng đã góp phần lĩnh vực sản xuất của Việt Nam lấy lại đà tăng trưởng. Sự sụt giảm trên thị trường hàng hóa thế giới đã tác động đến khu vực sản xuất, chi phí sản xuất đã giảm lần đầu tiên kể từ tháng 12/2012 và giá hàng hóa đầu ra cũng giảm rõ nét kể từ tháng 6/2013.
Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) toàn phần được điều chỉnh theo mùa - một chỉ số tổng hợp được tạo ra nhằm khái quát các điều kiện hoạt động của ngành sản xuất - đã tăng từ mức 51 điểm trong tháng 10 lên 52,1 điểm trong tháng 11. Kết quả chỉ số cho biết có sự cải thiện mạnh mẽ nhất về các điều kiện hoạt động trong lĩnh vực sản xuất trong 5 tháng qua.
Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng tháng thứ 3 liên tiếp và đạt mức tăng cao nhất từ tháng 4 năm nay. Số lượng việc làm cũng tăng như tình hình 7/8 tháng gần đây.
Nhận xét tình hình PMI tháng 11, chuyên gia kinh tế Trinh Nguyễn, HSBC, cho biết: Sự tăng trưởng rõ nét của chỉ số PMI trong tháng 11 vừa qua đã phản ánh quan điểm của chúng tôi cho rằng lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đang khá cạnh tranh. Nhờ giá lao động thấp hơn Trung Quốc, ngành sản xuất Việt Nam đang dành được thị phần toàn cầu.
Sự sụt giảm của giá nguyên vật liệu phản ánh đà sụt giảm của chỉ só CPI 2,6% tháng 10 vừa qua so với cùng kỳ 2013. Chúng tôi cho rằng, sản lượng hàng hóa Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng, trái với xu hướng của các quốc gia trong khu vực.
Hồng Ngọc