PMI tháng 9 tăng lên 51,7 điểm sau 4 tháng giảm liên tiếp
Sự tăng trưởng trở lại của các đơn hàng mới góp phần cải thiện điều kiện hoạt động trong lĩnh vực sản xuất Việt Nam vào cuối quý III/2014. Tuy nhiên, sản lượng và việc làm chỉ tăng trưởng nhẹ.
Hôm nay, ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) phối hợp cùng với công ty Markit Economics công bố Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất tại Việt Nam trong tháng 9/2014: " Số lượng đơn đặt hàng mới tăng trưởng trở lại"
Dữ liệu PMI mới nhất cho thấy, sự tăng trưởng trở lại của các đơn hàng mới góp phần cải thiện điều kiện hoạt động trong lĩnh vực sản xuất Việt Nam vào cuối quý III/2014. Tuy nhiên, sản lượng và việc làm chỉ tăng trưởng nhẹ, lạm phát chi phí đầu vào giảm trong tháng thứ 2 liên tiếp và ở mức thấp nhất kể từ tháng 6/2013.
Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI™) toàn phần được điều chỉnh theo mùa - một chỉ số tổng hợp được tạo ra nhằm khái quát các điều kiện hoạt động của ngành sản xuất - đã tăng trở lại sau 4 tháng giảm liên tiếp đạt mức 51,7 điểm, bằng mức điểm của tháng 7 và cao hơn 1,4 điểm so với mức điểm trong tháng 8.
Điều này cho thấy một mức cải thiện mạnh mẽ hơn về điều kiện hoạt động trong lĩnh vực sản xuất so với tháng 8/2014. Điều kiện kinh doanh đã được tăng cường kể từ 13 tháng qua.
Sự cải thiện điều kiện hoạt động được hỗ trợ bởi sự phục hồi của đơn hàng mới – tăng trưởng vững chắc khi giảm trong tháng 8. Nhu cầu khách hàng trong tháng 9 đã tăng lên, đơn hàng xuất khẩu mới cũng tăng trưởng trở lại.
Các nhà sản xuất đáp ứng sự gia tăng đơn hàng mới bằng cách tăng sản xuất, tốc độ mở rộng sản xuất tăng nhanh nhất trong vòng 3 tháng trở lại đây, những vẫn còn nhẹ.
Lạm phát chi phí đầu vào đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 6/2013. Trong khi đó giá cả đầu ra không thay đổi so với tháng trước.
Bình luận về cuộc khảo sát chỉ số PMI™ ngành sản xuất Việt Nam, bà Trinh Nguyễn - Chuyên viên kinh tế - Ngân hàng HSBC cho biết: Điều kiện hoạt động sản xuất cải thiện phản ánh nhu cầu bên ngoài tăng. Đơn đặt hàng mới tăng mạnh hơn hàng tồn kho, HSBC kỳ vọng sản lượng tiếp tục được mở rộng vào tháng tới. Áp lực lạm phát giảm bớt. HSBC kỳ vọng khu vực sản xuất sẽ hoạt động tốt trong quý IV/2014. Các tin tốt về tự do hóa thương mại vào năm 2015, 2016 cũng giúp ngành phát triển.
Dữ liệu PMI mới nhất cho thấy, sự tăng trưởng trở lại của các đơn hàng mới góp phần cải thiện điều kiện hoạt động trong lĩnh vực sản xuất Việt Nam vào cuối quý III/2014. Tuy nhiên, sản lượng và việc làm chỉ tăng trưởng nhẹ, lạm phát chi phí đầu vào giảm trong tháng thứ 2 liên tiếp và ở mức thấp nhất kể từ tháng 6/2013.
Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI™) toàn phần được điều chỉnh theo mùa - một chỉ số tổng hợp được tạo ra nhằm khái quát các điều kiện hoạt động của ngành sản xuất - đã tăng trở lại sau 4 tháng giảm liên tiếp đạt mức 51,7 điểm, bằng mức điểm của tháng 7 và cao hơn 1,4 điểm so với mức điểm trong tháng 8.
Điều này cho thấy một mức cải thiện mạnh mẽ hơn về điều kiện hoạt động trong lĩnh vực sản xuất so với tháng 8/2014. Điều kiện kinh doanh đã được tăng cường kể từ 13 tháng qua.
Sự cải thiện điều kiện hoạt động được hỗ trợ bởi sự phục hồi của đơn hàng mới – tăng trưởng vững chắc khi giảm trong tháng 8. Nhu cầu khách hàng trong tháng 9 đã tăng lên, đơn hàng xuất khẩu mới cũng tăng trưởng trở lại.
Các nhà sản xuất đáp ứng sự gia tăng đơn hàng mới bằng cách tăng sản xuất, tốc độ mở rộng sản xuất tăng nhanh nhất trong vòng 3 tháng trở lại đây, những vẫn còn nhẹ.
Lạm phát chi phí đầu vào đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 6/2013. Trong khi đó giá cả đầu ra không thay đổi so với tháng trước.
Bình luận về cuộc khảo sát chỉ số PMI™ ngành sản xuất Việt Nam, bà Trinh Nguyễn - Chuyên viên kinh tế - Ngân hàng HSBC cho biết: Điều kiện hoạt động sản xuất cải thiện phản ánh nhu cầu bên ngoài tăng. Đơn đặt hàng mới tăng mạnh hơn hàng tồn kho, HSBC kỳ vọng sản lượng tiếp tục được mở rộng vào tháng tới. Áp lực lạm phát giảm bớt. HSBC kỳ vọng khu vực sản xuất sẽ hoạt động tốt trong quý IV/2014. Các tin tốt về tự do hóa thương mại vào năm 2015, 2016 cũng giúp ngành phát triển.
Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng ngành sản xuất tại Việt Nam của HSBC (HSBC Vietnam Manufacturing PMI) được xây dựng trêndữ liệu thu thập hàng tháng từ 400 nhà quản trị mua hàng ở các doanh nghiệp sản xuất tham gia trả lời các bảng câu hỏi khảo sát. Nhóm khảo sát được phân theo khu vực địa lý và theo Tiêu chuẩn Phân Ngành (SIC) dựa trên sự đóng góp của ngành vào GDP của Việt Nam. Một chỉ số đạt mức 50 điểm cho biết mức tăng tổng thể của chỉ số đó, dưới 50 điểm là một mức giảm tổng thể. |
Thanh Giang