Quản vốn nhà nước: Bao giờ có cơ quan độc lập?
Không thể phủ nhận hạn chế của mô hình hiện tại, song bao giờ có thể thành lập một cơ quan độc lập để quản vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng vẫn chỉ câu hỏi chưa thể có câu trả lời rõ ràng.
- 14-04-2014Chỉ được kinh doanh những gì luật cho phép
- 03-12-2013Bộ Tài chính: Năm 2014 sẽ trình Quốc hội Dự thảo Luật sử dụng và quản lý vốn Nhà nước
Vào kỳ họp Quốc hội thứ tám cuối năm nay, dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp dự kiến sẽ được thông qua.
Đây là dự án luật đã được Quốc hội yêu cầu sớm ban hành từ 5 năm trước, sau khi giám sát tối cao về việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Khi đó, Nhân dân đang giao Chính phủ nắm số vốn chủ sở hữu hơn 30 tỷ USD, theo lời đại biểu Trần Du Lịch.
Từ bấy đến nay, kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước luôn khiến các vị đại diện cho dân đã lo lại càng thêm lo. Và mô hình đại diện chủ sở hữu có nhiều cấp khác nhau theo nhận xét của cử tri được dẫn lại trước nghị trường là “cha chung không ai khóc” được cho là một trong những nguyên nhân rất quan trọng.
Theo TS.Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp hiện nay không còn phù hợp với nguyên tắc quản trị hiện đại. Bởi vừa làm méo mó thị trường, vừa không đảm bảo thực hiện đầy đủ, hiệu quả và hiệu lực quyền chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.
Đây cũng là suy nghĩ rất gần với quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế khác.
Vì vậy, thay đổi tổ chức bộ máy và cách thức thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước được xem là việc không thể bỏ qua trong thiết lập quản trị hiện đại đối với doanh nghiệp nhà nước.
Và, một cơ quan một cơ quan chuyên trách thực hiện việc quản lý và giám sát toàn bộ vốn nhà nước tại doanh nghiệp là ý tưởng đã được nêu từ khá lâu và bàn thảo ở không ít diễn đàn về kinh tế vĩ mô.
Thảo luận tại kỳ họp giữa năm nay, một số vị đại biểu đề nghị xác định rõ hơn mô hình đại diện chủ sở hữu, xóa bỏ cơ chế bộ, ngành chủ quản.
Nghiên cứu thực hiện mô hình tập trung, có thể giao cho một cơ quan thực hiện quản lý và giám sát toàn bộ vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm tách bạch với cơ quan quản lý nhà nước cũng là góp ý được nêu tại nghị trường.
Mặt khác, cũng có ý kiến đề nghị trước mắt nên lựa chọn mô hình hỗn hợp, điều phối chức năng tùy thuộc vào quy mô và tầm quan trọng của doanh nghiệp nhà nước.
Ở dự thảo báo cáo tiếp thu chỉnh lý dự án luật mới nhất vừa gửi xin ý kiến các vị đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, Chính phủ đề xuất giữ nguyên mô hình đại diện chủ sở hữu nhà nước như hiện nay.
Theo đó Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước. Thủ tướng, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.
Còn hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty trực tiếp thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - cơ quan thẩm tra dự án luật - Nguyễn Văn Giàu, tại phiên họp tháng 7/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, cơ quan này đề xuất phương án quy định thành lập một cơ quan độc lập thuộc Chính phủ hoạt động theo luật này, thực hiện việc quản lý và giám sát toàn bộ vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Cho rằng việc giữ nguyên mô hình như hiện nay sẽ không khắc phục được triệt để các tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhìn nhận, thực hiện phương án theo đề xuất của Ủy ban Kinh tế sẽ tạo được sự đột phá, thay đổi cơ bản trong việc quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước.
Phương án này sẽ tách biệt chức năng quản lý nhà nước và chức năng chủ sở hữu doanh nghiệp - điều mà nhiều chuyên gia đã khuyến nghị.
Tuy nhiên, phương án do Ủy ban Kinh tế đề xuất vẫn chưa thể xuất hiện tại dự thảo luật mới nhất.
Nhấn mạnh mô hình đại diện chủ sở hữu nhà nước là nội dung quan trọng sẽ có tác động lớn đến mô hình, cơ cấu tổ chức hoạt động của Chính phủ cũng như tác động đến thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng trong giai đoạn trước mắt, quy định như tại dự thảo luật là tương đối phù hợp.
Điều 3 dự thảo luật giải thích cơ quan đại diện chủ sở hữu là cơ quan, tổ chức được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và thực hiện quyền, trách nhiệm đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.
Còn tại chương 5, dự thảo luật quy định về quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước mà không nêu cụ thể đại diện chủ sở hữu là các bộ, Ủy ban nhân dân...
Thiết kế như vậy được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích là nhằm đảm bảo quy định tại luật vẫn phù hợp và khả thi khi thực hiện chuyển đổi mô hình đại diện chủ sở hữu.
“Việc chuyển đổi mô hình đại diện chủ sở hữu sẽ do Bộ Chính trị báo cáo Ban chấp hành Trung ương Đảng xem xét, quyết định và Quốc hội xem xét trong quá trình sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ”, báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ.
>>>Đề xuất thành lập cơ quan quản lý tài sản và vốn Nhà nước
Đây là dự án luật đã được Quốc hội yêu cầu sớm ban hành từ 5 năm trước, sau khi giám sát tối cao về việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Khi đó, Nhân dân đang giao Chính phủ nắm số vốn chủ sở hữu hơn 30 tỷ USD, theo lời đại biểu Trần Du Lịch.
Từ bấy đến nay, kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước luôn khiến các vị đại diện cho dân đã lo lại càng thêm lo. Và mô hình đại diện chủ sở hữu có nhiều cấp khác nhau theo nhận xét của cử tri được dẫn lại trước nghị trường là “cha chung không ai khóc” được cho là một trong những nguyên nhân rất quan trọng.
Theo TS.Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp hiện nay không còn phù hợp với nguyên tắc quản trị hiện đại. Bởi vừa làm méo mó thị trường, vừa không đảm bảo thực hiện đầy đủ, hiệu quả và hiệu lực quyền chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.
Đây cũng là suy nghĩ rất gần với quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế khác.
Vì vậy, thay đổi tổ chức bộ máy và cách thức thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước được xem là việc không thể bỏ qua trong thiết lập quản trị hiện đại đối với doanh nghiệp nhà nước.
Và, một cơ quan một cơ quan chuyên trách thực hiện việc quản lý và giám sát toàn bộ vốn nhà nước tại doanh nghiệp là ý tưởng đã được nêu từ khá lâu và bàn thảo ở không ít diễn đàn về kinh tế vĩ mô.
Thảo luận tại kỳ họp giữa năm nay, một số vị đại biểu đề nghị xác định rõ hơn mô hình đại diện chủ sở hữu, xóa bỏ cơ chế bộ, ngành chủ quản.
Nghiên cứu thực hiện mô hình tập trung, có thể giao cho một cơ quan thực hiện quản lý và giám sát toàn bộ vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm tách bạch với cơ quan quản lý nhà nước cũng là góp ý được nêu tại nghị trường.
Mặt khác, cũng có ý kiến đề nghị trước mắt nên lựa chọn mô hình hỗn hợp, điều phối chức năng tùy thuộc vào quy mô và tầm quan trọng của doanh nghiệp nhà nước.
Ở dự thảo báo cáo tiếp thu chỉnh lý dự án luật mới nhất vừa gửi xin ý kiến các vị đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, Chính phủ đề xuất giữ nguyên mô hình đại diện chủ sở hữu nhà nước như hiện nay.
Theo đó Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước. Thủ tướng, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.
Còn hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty trực tiếp thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - cơ quan thẩm tra dự án luật - Nguyễn Văn Giàu, tại phiên họp tháng 7/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, cơ quan này đề xuất phương án quy định thành lập một cơ quan độc lập thuộc Chính phủ hoạt động theo luật này, thực hiện việc quản lý và giám sát toàn bộ vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Cho rằng việc giữ nguyên mô hình như hiện nay sẽ không khắc phục được triệt để các tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhìn nhận, thực hiện phương án theo đề xuất của Ủy ban Kinh tế sẽ tạo được sự đột phá, thay đổi cơ bản trong việc quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước.
Phương án này sẽ tách biệt chức năng quản lý nhà nước và chức năng chủ sở hữu doanh nghiệp - điều mà nhiều chuyên gia đã khuyến nghị.
Tuy nhiên, phương án do Ủy ban Kinh tế đề xuất vẫn chưa thể xuất hiện tại dự thảo luật mới nhất.
Nhấn mạnh mô hình đại diện chủ sở hữu nhà nước là nội dung quan trọng sẽ có tác động lớn đến mô hình, cơ cấu tổ chức hoạt động của Chính phủ cũng như tác động đến thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng trong giai đoạn trước mắt, quy định như tại dự thảo luật là tương đối phù hợp.
Điều 3 dự thảo luật giải thích cơ quan đại diện chủ sở hữu là cơ quan, tổ chức được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và thực hiện quyền, trách nhiệm đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.
Còn tại chương 5, dự thảo luật quy định về quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước mà không nêu cụ thể đại diện chủ sở hữu là các bộ, Ủy ban nhân dân...
Thiết kế như vậy được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích là nhằm đảm bảo quy định tại luật vẫn phù hợp và khả thi khi thực hiện chuyển đổi mô hình đại diện chủ sở hữu.
“Việc chuyển đổi mô hình đại diện chủ sở hữu sẽ do Bộ Chính trị báo cáo Ban chấp hành Trung ương Đảng xem xét, quyết định và Quốc hội xem xét trong quá trình sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ”, báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ.
>>>Đề xuất thành lập cơ quan quản lý tài sản và vốn Nhà nước
Theo Nguyên Hà