Tạo môi trường bình đẳng và thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân
Các doanh nghiệp tư nhân hiện chiếm gần 90% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, đóng góp gần 50% GDP hàng năm và giải quyết tới 90% số công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khối doanh nghiệp này hiện ít nhận được sự quan tâm nhất trong xã hội.
- 22-04-2015Chuyên gia Phạm Chi Lan: Đừng nói doanh nghiệp tư nhân chưa đủ mạnh!
- 21-04-2015Tính lương người lao động tại doanh nghiệp tư nhân
- 15-03-2015Chính phủ yêu cầu tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân
- 17-02-2015Chủ tịch VCCI: Doanh nghiệp tư nhân có nhiều cơ hội phát triển
- 12-02-2015Gia nhập AEC: Nhiều áp lực cho khối doanh nghiệp tư nhân
Đặc biệt, khi so với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại có một khoảng cách đáng kể với các chính sách ưu đãi như thuế, tài nguyên hay các nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách. Không những thế, trong thời gian qua, khối doanh nghiệp tư nhân cũng là đối tượng phải chịu gánh nặng về thủ tục, chi phí hành chính lớn hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trước thực tế này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, đã đến lúc cần có các chương trinh hỗ trợ để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân. Bởi đây được xem là động lực chủ yếu của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong lúc chờ đợi các ưu ái, vấn đề cần làm ngay vào lúc này là phải tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng, xóa bỏ những phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế.
Qua đó, giúp các doanh nghệp tư nhân có sự cạnh tranh lành mạnh, phát huy được lợi thế linh hoạt của mình, để có thể tồn tại và phát triển trong một môi trường mở cửa, hội nhập ngày một sâu rộng của Việt Nam.