Tập đoàn Tata: Việt Nam và Myanmar là thị trường trọng điểm
Việt Nam và Myanmar là các thị trường trọng điểm cần thâm nhập, mở rộng kinh doanh đối với 7 công ty thuộc Tập đoàn Tata Sons.
- 10-02-2016Hãy tưởng tượng, một Việt Nam không có hội nhập!
- 10-02-2016Liệu Việt Nam có cá chép hoá rồng?
- 08-02-2016Đổi mới đã đưa nền kinh tế Việt Nam ra với toàn cầu hóa
Phát ngôn viên của tập đoàn này cho biết như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn đăng trên các báo The Economic Times và International Business Times của Ấn Độ.
Việt Nam và Myanmar có nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ, tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo, cũng như sẽ hưởng các tác động tích cực từ các hiệp định thương mại với các nước lớn và việc giảm thuế quan. Các yếu tố này làm cho 2 nước trở thành những thị trường quan trọng đối với các công ty muốn tiếp cận nhiều hơn với các thị trường ASEAN cũng như toàn cầu.
Phát ngôn viên của Tập đoàn Tata đánh giá rằng về mặt dân số học và phát triển kinh tế, Việt Nam và Myanmar đang mở ra thị trường cho một số sản phẩm của Tata. Ông này cũng cho biết các công ty chuyên về điện, xây dựng, hóa chất, ôtô, và thương mại đang hoạt động tích cực hoặc đang thăm dò các cơ hội ở Việt Nam và Myanmar.
Tập đoàn Tata thành lập vào năm 1868, có trụ sở chính ở Ấn Độ và hiện hoạt động ở hơn 100 nước. Trong hai năm 2014-2015, lợi nhuận của các công ty con trong tập đoàn đạt tới 108,78 tỷ USD. Tập đoàn này hiện có hơn 600.000 nhân viên.
Việt Nam được coi là thị trường hấp dẫn sau khi ký kết Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam-EU hồi tháng 12 năm ngoái, cũng như vừa ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trong khi kinh tế của nhiều nước ASEAN gặp khó khăn trong những năm gần đây do các điều kiện kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng cao 6% trong năm 2014 và khoảng 6,7% trong năm 2015.