MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thủ tướng nói gì về "Hội chứng nhà máy lọc dầu"?

Có 1 dự án không nằm trong quy hoạch nhưng Thủ tướng đã đồng ý, đó là dự án công suất 30 triệu tấn/năm ở Bình Định do Tập đoàn lớn của Thái Lan xin đầu tư.

Phiên chất vấn chiều ngày 21/11/2013, Đại biểu Hà Sỹ Đồng nêu câu hỏi về “Hội chứng nhà máy lọc dầu” trước thực tế có nhiều địa phương không có tiềm năng về dầu nhưng vẫn được cấp phép xây dựng nhà máy lọc dầu.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trả lời đã ban hành quy hoạch về phát triển nhà máy lọc dầu đến 2020 và định hướng đến 2025. Hiện nay có những DA sau đây đang trong quy hoạch:

- NM lọc dầu Dung Quất đang vận hành tốt, chạy hết công suất 6 triệu tấn/năm với hiệu quả cao. Chính phủ Việt Nam đang đàm phán với đối tác Nga với nội dung đối tác Nga sẽ mua Cổ phần của nhà máy này để cùng hợp tác đưa công suất lên 10 triệu tấn/năm. Tập đoàn dầu khí VN và Tập đoàn dầu khí Nga đã thỏa thuận xong, chỉ còn chờ quyết định của Chính phủ.

- NM lọc hóa dầu Nghi Sơn có công suất 10 triệu tấn/năm trong đó cơ cấu đóng góp là PVN 25%, Kuwait 35%, Nhật bản 40%.

- NM lọc dầu Phú Yên có vốn đầu tư 100% từ đối tác Nga đã được các cơ quan chức năng thẩm định và cấp phép. Phú Yên đang đôn đốc và chuẩn bị khởi công.

- NM lọc dầu số 3 ở Long Sơn, Vũng Tàu từ thời trước vẫn đang kêu gọi đầu tư.

- NM lọc dầu ở Cần Thơ công suất 2 triệu tấn đã được cấp phép nhưng do chủ đầu tư khó khăn, có khả năng không đầu tư được. Cơ quan quản lý đang xem xét rút giấy phép.

- NM lọc dầu ở Khánh Hòa nằm trong quy hoạch nhưng vẫn đang kêu gọi đầu tư

- Có 1 DA không nằm trong quy hoạch nhưng Thủ tướng Chính Phủ đã đồng ý. Đó là DA ở Bình Định do một Tập đoàn lớn của Thái lan xin đầu tư với công suất 30 triệu tấn/năm. Dự án này còn đang được xem xét.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng cũng hỏi về vấn đề nợ đọng văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Pháp lệnh đã kéo dài hàng năm khiến thực tế thi hành Luật pháp rất khó. Thủ tướng cho biết Chính phủ nhận thức rõ và luôn xem việc xây dựng, trình DA luật, pháp lệnh theo chương trình của Quốc hội và ban hành NĐ chi tiết để thi hành luật là nhiệm vụ trọng tâm.

“Cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng nào chúng tôi cũng dành thời gian để làm việc này. Khi cần thì thực hiện phiên chuyên đề thảo luận về các luật, NĐ, QĐ thi hành”, Thủ tướng nói.

Thủ trướng thừa nhận việc nợ văn bản luật đã diễn ra nhiều năm. Từ 2012 Chính phủ đã tập trung khắc phục nhưng đến cuối năm 2012 vẫn còn nợ 27 văn bản. Năm 2013, các văn bản luật được ban hành đã nhiều hơn với 129 NĐ hướng dẫn thi hành 38 luật và Pháp lệnh.

Thủ tướng cũng chia sẻ, đến hôm qua (20/11/2013), khi tân phó Thủ tướng Vũ Đức Đam báo cáo bàn giao công việc cho bộ trưởng mới, phó Thủ tướng cho biết còn nợ 19 văn bản trong số 129 NĐ hướng dẫn này. Tuy nhiên, có nhiều văn bản trong số 19 VB này khó ban hành và chưa thật cấp bách. Ví dụ NĐ ban hành về việc xây dựng và sử dụng quỹ đền bù thiệt hại do điện hạt nhân gây ra. Do Việt Nam chưa có nhà máy điện hạt nhân nên việc xây dựng luật phải mất thời gian tìm hiểu, tham khảo mô hình ở nước ngoài dẫn đến nợ đọng.

Có 4 giải pháp chính được đề ra để giải quyết việc nợ đọng văn bản. Thứ nhất là đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc thi hành Pháp luật. Thứ hai, xây dựng các Vụ pháp chế thu hút cán bộ am hiểu Pháp luật giúp Bộ trưởng làm tốt hơn công tác xây dựng Pháp luật. Giải pháp này bắt nguồn từ nguyên nhân gây ra việc chậm chễ một phần do các cán bộ xây dựng văn bản. Thứ ba là rà soát để sửa đổi bổ sung theo thẩm quyền và khuyến nghị bổ sung những quy trình, thủ tục nhưng phải đảm bảo chặt chẽ. Thứ tư là khắc phục tư tưởng chính sách chưa rõ ràng, giải pháp chủ yếu chưa thống nhất.

Theo Thủ tướng, nếu thực hiện triệt để các giải pháp này thì việc nợ đọng văn bản và chất lượng VB pháp quy sẽ được nâng lên.

Mỹ Chi

trangntm

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên