Tiền lương bình quân của lao động nữ chỉ bằng 83% so với nam
Định kiến xã hội đối với phụ nữ đã ngăn cản họ có được những cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật để có một mức lương cao hơn.
- 25-07-2014Có sự chênh lệch lớn về thu nhập đầu người của Việt Nam
- 22-07-2014Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD
- 08-07-2014Thị trường bán lẻ: Kênh hiện đại còn nhiều cơ hội?
Đặc biệt, chính vì người sử dụng lao động thường tin rằng năng suất lao động của nam cao hơn nữ nên nam giới thường nhận được mức lương trung bình cao hơn nữ.
Đây là kết quả của nghiên cứu về phân biệt đối xử trong tiền lương và thu nhập của người lao động được đưa ra tại hội thảo “Tiêu chuẩn lao động quốc tế về tiền lương và thu nhập nhằm mục tiêu bình đẳng giới và việc làm bền vững” do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha tổ chức ngày 29/7.
Theo kết quả nghiên cứu về phân biệt đối xử trong tiền lương và thu nhập của người lao động giai đoạn 2006-2012 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha cho thấy, năm 2012, tiền lương bình quân tháng của lao động nữ bằng 83% tiền lương bình quân của lao động nam (nữ 3,2 triệu đồng/tháng, nam 3,855 triệu đồng/tháng).
Đặc biệt, ở hầu hết các thành phần kinh tế, tiền lương bình quân tháng của lao động nữ đều thấp hơn lao động nam, ngoại trừ thành phần kinh tế tư nhân. Mức độ chênh lệch tiền lương của lao động nữ và lao động nam lớn nhất là ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tiền lương của lao động nữ chỉ bằng một nửa so với lao động nam.
Từ những phân tích của nghiên cứu, bà Nguyễn Thị Bích Thúy, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lao động nữ và giới (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho rằng, khái niệm truyền thống và thiên vị xã hội đối với phụ nữ đã ngăn cản cơ hội tiếp cận với giáo dục đào tạo, lựa chọn ngành nghề và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật.
“Khi nam giới và nữ giới có tương đồng về nguồn lực, nếu không có định kiến xã hội, nữ giới có cơ hội được trả lương cao hơn nam giới. Tuy nhiên, trên thực tế, vì định kiến xã hội vẫn tồn tại nên nam giới nhận được mức lương trung bình cao hơn nữ,” bà Nguyễn Thị Bích Thúy nhấn mạnh.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, khái quát về các tiêu chuẩn lao động quốc tế có liên quan tới phân biệt đối xử trong tiền lương và thu nhập. Theo đó, các đại biểu cho rằng cần bảo đảm sự bình đẳng trong tuyển dụng cả về quy định pháp luật lẫn thực tiễn tuyển dụng của chủ sử dụng lao động. Bình đẳng về điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến, trả lương, điều kiện khi thôi việc... phải được quy định cụ thể và được thực hiện nghiêm túc.
Các đại biểu khuyến nghị các bộ, ngành cần thúc đẩy giáo dục, tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục góp phần tạo điều kiện cho lao động nữ theo đuổi trình độ học vấn cao hơn để cải thiện mức lương của họ, giảm bất bình đẳng trong tiền lương và thu nhập…
Đây là kết quả của nghiên cứu về phân biệt đối xử trong tiền lương và thu nhập của người lao động được đưa ra tại hội thảo “Tiêu chuẩn lao động quốc tế về tiền lương và thu nhập nhằm mục tiêu bình đẳng giới và việc làm bền vững” do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha tổ chức ngày 29/7.
Theo kết quả nghiên cứu về phân biệt đối xử trong tiền lương và thu nhập của người lao động giai đoạn 2006-2012 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha cho thấy, năm 2012, tiền lương bình quân tháng của lao động nữ bằng 83% tiền lương bình quân của lao động nam (nữ 3,2 triệu đồng/tháng, nam 3,855 triệu đồng/tháng).
Đặc biệt, ở hầu hết các thành phần kinh tế, tiền lương bình quân tháng của lao động nữ đều thấp hơn lao động nam, ngoại trừ thành phần kinh tế tư nhân. Mức độ chênh lệch tiền lương của lao động nữ và lao động nam lớn nhất là ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tiền lương của lao động nữ chỉ bằng một nửa so với lao động nam.
Từ những phân tích của nghiên cứu, bà Nguyễn Thị Bích Thúy, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lao động nữ và giới (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho rằng, khái niệm truyền thống và thiên vị xã hội đối với phụ nữ đã ngăn cản cơ hội tiếp cận với giáo dục đào tạo, lựa chọn ngành nghề và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật.
“Khi nam giới và nữ giới có tương đồng về nguồn lực, nếu không có định kiến xã hội, nữ giới có cơ hội được trả lương cao hơn nam giới. Tuy nhiên, trên thực tế, vì định kiến xã hội vẫn tồn tại nên nam giới nhận được mức lương trung bình cao hơn nữ,” bà Nguyễn Thị Bích Thúy nhấn mạnh.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, khái quát về các tiêu chuẩn lao động quốc tế có liên quan tới phân biệt đối xử trong tiền lương và thu nhập. Theo đó, các đại biểu cho rằng cần bảo đảm sự bình đẳng trong tuyển dụng cả về quy định pháp luật lẫn thực tiễn tuyển dụng của chủ sử dụng lao động. Bình đẳng về điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến, trả lương, điều kiện khi thôi việc... phải được quy định cụ thể và được thực hiện nghiêm túc.
Các đại biểu khuyến nghị các bộ, ngành cần thúc đẩy giáo dục, tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục góp phần tạo điều kiện cho lao động nữ theo đuổi trình độ học vấn cao hơn để cải thiện mức lương của họ, giảm bất bình đẳng trong tiền lương và thu nhập…
Theo Hồng Kiều