Tp. Hồ Chí Minh sẽ dành ưu đãi gì cho Samsung ?
Những năm qua, TP chú trọng thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới vào các lĩnh vực điện tử công nghệ cao, đặc biệt là khâu thiết kế, sản xuất vi mạch và bán dẫn.
Ngày 11/09/2014 tới đây, tại Tp. Hồ Chí Minh, Ủy ban Nhân dân sẽ trình Hội đồng Nhân dân về những ưu đãi đầu tư cho dự án của Tập đoàn điện tử Samsung tại Khu Công nghệ cao thành phố. Ngay sau đó, các đại biểu sẽ cùng thảo luận và quyết nghị các ưu đãi.
Trước đó, vào tháng 6/2014, Phó chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh – Ông Lê Mạnh Hà cho biết, Thành phố đã chấp thuận địa điểm tại Khu công nghệ cao Tp. Hò Chí Minh cho Tập đoàn Samsung Hàn Quốc đầu tư Dự án Xây dựng Nhà máy sản xuất hàng điện tử với tổng số vốn trên 1 tỷ USD.
Vị thế ngành công nghiệp thiết bị điện – điện tử của Tp. Hồ Chí Minh
Ngành công nghiệp thiết bị điện – điện tử ở Tp. Hồ Chí Minh được đánh giá có quy mô phát triển khá so với cả nước bao gồm số lượng cơ sở sản xuất và giá trị sản xuất.
Theo Niên Giám Thống kê Tp. Hồ Chí Minh tính đến hết năm 2011, TP có 835 cơ sở sản xuất máy móc, thiết bị điện – điện tử. Tốc độ bình quân số cơ sở sản xuất giai đoạn 2001 – 2005 cao hơn giai đoạn 2006 – 2010. Theo báo cáo Sở Công thương các cơ sở mới thành lập thường được trang bị hạ tầng kỹ thuật công nghệ tốt hơn.
Giá trị sản xuất tính chung toàn ngành (bao gồm cả radio, TV, thiết bị truyền thông) tăng bình quân 18%/năm cho giai đoạn 2006 – 2010. Giá trị gia tăng lĩnh vực máy móc, thiết bị điện – điện tử tăng bình quân 22%/năm .
Nhưng thế mạnh của ngành so với cả nước phải tính đến là vị trí địa lý và lực lượng lao động trong lĩnh vực này. Đến hết năm 2011, 60% lao động của toàn ngành ở TP. Hồ Chí Minh tập trung ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo thống kê của Tp. Hồ Chí Minh, gần 8,7% lao động của ngành có trình độ đại học và khoảng 55% lao động được đào tạo tay nghề tại chỗ.
Tỷ lệ VA/GO (Tốc độ tăng giá trị tăng thêm/tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp) của lĩnh vực máy móc, thiết bị điện – điện tử đang cải thiện trở lại, chủ yếu do tăng cường nội địa hóa sản xuất trong nước và việc đầu tư chiều sau vào các sản phẩm có sức cạnh tranh cao bước đầu phát huy hiệu quả, tuy nhiên vẫn ở mức thấp.
Điểm yếu Tp. Hồ Chí Minh là ngành công nghiệp hỗ trợ cho nhóm ngành thiết bị điện – điện tử chỉ ở mức trung bình, lĩnh vực gia công kỹ thuật điện, điện tử cao cấp chủ yếu do các hãng nước ngoài sản xuất diot bán dẫn, chíp điện tử. Đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ ngành chủ yếu đến từ khu vực nước ngoài.
Tp. Hồ Chí Minh xác định ngành thiết bị điện – điện tử được ưu tiên phát triển. Vì vậy sự góp mặt của Samsung ở Tp. Hồ Chí Minh là khá phù hợp. Bởi, TP chú trọng thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới vào các lĩnh vực điện tử công nghệ cao, đặc biệt là khâu thiết kế, sản xuất vi mạch và bán dẫn, trên cơ sở đó phát triển các doanh nghiệp sản xuất vệ tinh.
Đến nay, các ưu đãi TP dành cho Samsung vẫn chưa được tiết lộ. Nếu chỉ dừng lại ở thuế và tiền thuê đất TP sẽ “thua” nhiều tỉnh thành khác. Giới chuyên môn dự báo các ưu đãi sẽ xoay quanh vấn đề thuế, hỗ trợ về hạ tầng (tiền thuê đất,...), nguồn nhân lực và phát triển văn hóa doanh nghiệp của Samsung, tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia cao cấp của Samsung làm việc tại TP. Hồ Chí Minh...
Trước đó, vào tháng 6/2014, Phó chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh – Ông Lê Mạnh Hà cho biết, Thành phố đã chấp thuận địa điểm tại Khu công nghệ cao Tp. Hò Chí Minh cho Tập đoàn Samsung Hàn Quốc đầu tư Dự án Xây dựng Nhà máy sản xuất hàng điện tử với tổng số vốn trên 1 tỷ USD.
Vị thế ngành công nghiệp thiết bị điện – điện tử của Tp. Hồ Chí Minh
Ngành công nghiệp thiết bị điện – điện tử ở Tp. Hồ Chí Minh được đánh giá có quy mô phát triển khá so với cả nước bao gồm số lượng cơ sở sản xuất và giá trị sản xuất.
Theo Niên Giám Thống kê Tp. Hồ Chí Minh tính đến hết năm 2011, TP có 835 cơ sở sản xuất máy móc, thiết bị điện – điện tử. Tốc độ bình quân số cơ sở sản xuất giai đoạn 2001 – 2005 cao hơn giai đoạn 2006 – 2010. Theo báo cáo Sở Công thương các cơ sở mới thành lập thường được trang bị hạ tầng kỹ thuật công nghệ tốt hơn.
Giá trị sản xuất tính chung toàn ngành (bao gồm cả radio, TV, thiết bị truyền thông) tăng bình quân 18%/năm cho giai đoạn 2006 – 2010. Giá trị gia tăng lĩnh vực máy móc, thiết bị điện – điện tử tăng bình quân 22%/năm .
Nhưng thế mạnh của ngành so với cả nước phải tính đến là vị trí địa lý và lực lượng lao động trong lĩnh vực này. Đến hết năm 2011, 60% lao động của toàn ngành ở TP. Hồ Chí Minh tập trung ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo thống kê của Tp. Hồ Chí Minh, gần 8,7% lao động của ngành có trình độ đại học và khoảng 55% lao động được đào tạo tay nghề tại chỗ.
Tỷ lệ VA/GO (Tốc độ tăng giá trị tăng thêm/tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp) của lĩnh vực máy móc, thiết bị điện – điện tử đang cải thiện trở lại, chủ yếu do tăng cường nội địa hóa sản xuất trong nước và việc đầu tư chiều sau vào các sản phẩm có sức cạnh tranh cao bước đầu phát huy hiệu quả, tuy nhiên vẫn ở mức thấp.
Điểm yếu Tp. Hồ Chí Minh là ngành công nghiệp hỗ trợ cho nhóm ngành thiết bị điện – điện tử chỉ ở mức trung bình, lĩnh vực gia công kỹ thuật điện, điện tử cao cấp chủ yếu do các hãng nước ngoài sản xuất diot bán dẫn, chíp điện tử. Đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ ngành chủ yếu đến từ khu vực nước ngoài.
Tp. Hồ Chí Minh xác định ngành thiết bị điện – điện tử được ưu tiên phát triển. Vì vậy sự góp mặt của Samsung ở Tp. Hồ Chí Minh là khá phù hợp. Bởi, TP chú trọng thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới vào các lĩnh vực điện tử công nghệ cao, đặc biệt là khâu thiết kế, sản xuất vi mạch và bán dẫn, trên cơ sở đó phát triển các doanh nghiệp sản xuất vệ tinh.
Đến nay, các ưu đãi TP dành cho Samsung vẫn chưa được tiết lộ. Nếu chỉ dừng lại ở thuế và tiền thuê đất TP sẽ “thua” nhiều tỉnh thành khác. Giới chuyên môn dự báo các ưu đãi sẽ xoay quanh vấn đề thuế, hỗ trợ về hạ tầng (tiền thuê đất,...), nguồn nhân lực và phát triển văn hóa doanh nghiệp của Samsung, tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia cao cấp của Samsung làm việc tại TP. Hồ Chí Minh...
Samsung Thái Nguyên được hưởng những ưu đãi gì? Năm 2013, Samsung đầu tư 2 tỷ USD vào tỉnh Thái Nguyên. Theo quyết định của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên ký vào tháng 6/2013, Samsung Thái Nguyên được hưởng một số ưu đãi sau: Một, về thuế thu nhập doanh nghiệp: Tỉnh Thái Nguyên giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 03 năm tiếp theo cho 01 dự án - Dự án Tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (Công ty Samsung Thái Nguyên) kể từ khi hết thời hạn miễn, giảm theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo Luật thuế TNDN Samsung Thái Nguyên được miễn 04 năm và giảm 50% trong 09 năm tiếp theo số thuế TNDN phải nộp. Hai, hỗ trợ tiền thuê hạ tầng cho Công ty Samsung Thái Nguyên, Công ty Samsung Electro-Mechanics Co., Ltd và 02 công ty con thuộc Tập đoàn Samsung đầu tư tại tổ hợp công nghệ cao tại KCN Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên. Theo đó, tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ 50% tiền thuê hạ tầng cho Dự án Tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên của Công ty Samsung Thái Nguyên, Dự án Sản xuất các bộ vi xử lý và mạch tích hợp của Công ty Samsung Electro-Mechanics Co., Ltd và 02 dự án công nghệ cao của 02 công ty con thuộc Tập đoàn Samsung tại KCN Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên. Tổng diện tích được hỗ trợ tiền thuê hạ tầng tối đa là 100 ha. Mức hỗ trợ hàng năm nhỏ hơn hoặc tối đa bằng 50% số thuế mà Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên, Công ty Samsung Electro-Mechanics Co., Ltd và 02 công ty con thuộc Tập đoàn Samsung đầu tư vào tổ hợp công nghệ cao tại KCN Yên Bình thực nộp vào ngân sách tỉnh hàng năm cho tới khi hết số tiền hỗ trợ. Mức hỗ trợ cụ thể hàng năm do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định, đảm bảo phù hợp với cân đối ngân sách địa phương và quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Điều kiện đối với Samsung Thái Nguyên ? Theo quyết định của UBND tỉnh Thái Nguyên, Samsung được hưởng ưu đãi cũng như hỗ trợ đầu tư nêu trênvkhi thực hiện đúng các cam kết đáp ứng các tiêu chí về doanh nghiệp công nghệ cao; đặc biệt là các tiêu chí về nghiên cứu và phát triển (R&D), công nghệ, hệ thống quản lý chất lượng và môi trường. Việc xác định doanh nghiệp công nghệ cao do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, thực hiện theo cơ chế hậu kiểm sau khi doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Dự án phải đáp ứng về tổng mức đầu tư vốn và tiến độ thực hiện theo cam kết. |
Trường Giang