TS Trần Đình Thiên: Muốn tái cơ cấu nhanh, cần có chế tài cá nhân, tập thể rõ ràng
PGS, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Việt Nam cho rằng sở dĩ tái cơ cấu chậm, đi chệch hướng là do lợi ích nhóm chi phối quá lớn.
3 lý do khiến tái cơ cấu kinh tế chậm chạp và chệch hướng
Một là, do kinh tế Việt Nam phải vật vã vượt qua khó khăn trước đó cho nên phải tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách mang tính ngắn hạn. Việc chậm tái cơ cấu còn do việc đánh giá thấp nguy cơ, không theo kịp sự phát triển của thị trường.
Hai là, do không đánh giá trúng nguyên nhân dẫn đến chệch hướng thị trường. “Tái cơ cấu không thể thành công nếu như cơ cấu kinh tế có vấn đề, kỳ lạ ở Việt Nam lại khuyến khích nhập khẩu, thử hỏi doanh nghiệp làm sao sống được”, ông Thiên nói.
Cơ chế cạnh tranh quá yếu kém cộng với độc quyền, kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước về giá cả đã gây méo mó đến thị trường giá cả.
Ông Thiên kết luận, cơ cấu kinh tế ngày càng sai lệch, ngày càng chậm do tính phi thị trường tăng nặng sau khi gia nhập WTO, kiềm chế các quá trình phát triển tự nhiên của thị trường.
Nguyên nhân thứ 3 của việc tái cơ cấu kinh tế chậm chạp, sai lệch là do lợi ích nhóm quá lớn kìm giữ, không chịu thay đổi hành động. Ông lấy ví dụ, cổ phần hóa doanh nghiệp được đẩy mạnh về tốc độ nhưng những năm qua chỉ cổ phần hóa được vài chục doanh nghiệp. Còn chậm bởi mang danh là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước như nhà nước vẫn cố thủ giữ phần vốn chi phối của mình.
Ông Thiên cho rằng không một đơn vị nào muốn mua cổ phần nếu như bỏ tiền đầu tư mà không có quyền quản trị. Trong khi đó việc thoái hóa vốn ngoài ngành nhanh nhưng lại không muốn bán theo thị trường!
Hùng hục tái cơ cấu…nhưng vô ích vì chệch hướng
“Công cuộc tái cơ cấu kinh tế còn nhiều bất cập, đi chệch hướng”, ông Thiên cho hay. Theo đó, ngành nông nghiệp vẫn quá lạc hậu, nặng về khai thác tài nguyên. Nông nghiệp chuyển dịch kỳ lạ theo hướng tái cơ cấu quay vòng. Chẳng hạn, cứ 3-4 năm tái cơ cấu lại quay lại như 3-4 năm trước đó.
Trong khi đó, nền công nghiệp phát triển phi công nghệ, không có năng lực cạnh tranh, không công nghiệp hỗ trợ.
Nền kinh tế có tính động lực phát triển ngắn hạn nhưng nhiều sai lệch hướng vào gia công lắp ráp, khai thác tài nguyên. Cho đến nay sự phát triển ở đẳng cấp cao còn yếu: kết cấu hạ tầng, cơ chế cạnh tranh, năng lực cơ bản của nền kinh tế, khu vực FDI lấn át, tính kiên kết hội nhập. Số doanh nghiệp phá sản tăng cao qua mỗi năm.
Hai ung nhọt của tái cơ cấu ngân hàng thương mại là nợ xấu và sở hữu chéo. “Cục máu đông” nợ xấu thì ngày ngày càng phình to ra.
Ông Thiên đề xuất, cần phải có sự tái cơ cấu thực sự chứ không phải sự hời hợt như vừa rồi. Tức là có sự thay đổi từ phía Nhà nước, thị trường cũng phải thay đổi. Phải tạo được môi trường cạnh tranh bình đẳng, có cơ sở chuẩn về định giá thị trường, hệ thống giá phải thay đổi.
“Không tái cơ cấu được thì đuổi thẳng, không làm tốt được thì để cho người khác làm. Muốn tái cơ cấu nhanh theo tôi cần có chế tài cá nhân, tập thể rõ ràng”, ông Thiên đề xuất.
Một là, do kinh tế Việt Nam phải vật vã vượt qua khó khăn trước đó cho nên phải tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách mang tính ngắn hạn. Việc chậm tái cơ cấu còn do việc đánh giá thấp nguy cơ, không theo kịp sự phát triển của thị trường.
Hai là, do không đánh giá trúng nguyên nhân dẫn đến chệch hướng thị trường. “Tái cơ cấu không thể thành công nếu như cơ cấu kinh tế có vấn đề, kỳ lạ ở Việt Nam lại khuyến khích nhập khẩu, thử hỏi doanh nghiệp làm sao sống được”, ông Thiên nói.
Cơ chế cạnh tranh quá yếu kém cộng với độc quyền, kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước về giá cả đã gây méo mó đến thị trường giá cả.
Ông Thiên kết luận, cơ cấu kinh tế ngày càng sai lệch, ngày càng chậm do tính phi thị trường tăng nặng sau khi gia nhập WTO, kiềm chế các quá trình phát triển tự nhiên của thị trường.
Nguyên nhân thứ 3 của việc tái cơ cấu kinh tế chậm chạp, sai lệch là do lợi ích nhóm quá lớn kìm giữ, không chịu thay đổi hành động. Ông lấy ví dụ, cổ phần hóa doanh nghiệp được đẩy mạnh về tốc độ nhưng những năm qua chỉ cổ phần hóa được vài chục doanh nghiệp. Còn chậm bởi mang danh là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước như nhà nước vẫn cố thủ giữ phần vốn chi phối của mình.
Ông Thiên cho rằng không một đơn vị nào muốn mua cổ phần nếu như bỏ tiền đầu tư mà không có quyền quản trị. Trong khi đó việc thoái hóa vốn ngoài ngành nhanh nhưng lại không muốn bán theo thị trường!
Hùng hục tái cơ cấu…nhưng vô ích vì chệch hướng
“Công cuộc tái cơ cấu kinh tế còn nhiều bất cập, đi chệch hướng”, ông Thiên cho hay. Theo đó, ngành nông nghiệp vẫn quá lạc hậu, nặng về khai thác tài nguyên. Nông nghiệp chuyển dịch kỳ lạ theo hướng tái cơ cấu quay vòng. Chẳng hạn, cứ 3-4 năm tái cơ cấu lại quay lại như 3-4 năm trước đó.
Trong khi đó, nền công nghiệp phát triển phi công nghệ, không có năng lực cạnh tranh, không công nghiệp hỗ trợ.
Nền kinh tế có tính động lực phát triển ngắn hạn nhưng nhiều sai lệch hướng vào gia công lắp ráp, khai thác tài nguyên. Cho đến nay sự phát triển ở đẳng cấp cao còn yếu: kết cấu hạ tầng, cơ chế cạnh tranh, năng lực cơ bản của nền kinh tế, khu vực FDI lấn át, tính kiên kết hội nhập. Số doanh nghiệp phá sản tăng cao qua mỗi năm.
Hai ung nhọt của tái cơ cấu ngân hàng thương mại là nợ xấu và sở hữu chéo. “Cục máu đông” nợ xấu thì ngày ngày càng phình to ra.
Ông Thiên đề xuất, cần phải có sự tái cơ cấu thực sự chứ không phải sự hời hợt như vừa rồi. Tức là có sự thay đổi từ phía Nhà nước, thị trường cũng phải thay đổi. Phải tạo được môi trường cạnh tranh bình đẳng, có cơ sở chuẩn về định giá thị trường, hệ thống giá phải thay đổi.
“Không tái cơ cấu được thì đuổi thẳng, không làm tốt được thì để cho người khác làm. Muốn tái cơ cấu nhanh theo tôi cần có chế tài cá nhân, tập thể rõ ràng”, ông Thiên đề xuất.
>>>Diễn đàn kinh tế mùa Thu 2014
Hướng Dương