Vì những lý do này, các ông chủ startup nên quên đi mức giá trị tỷ USD
Mặt trái của môi trường startup hiện nay là nhiều công ty có thể huy động được một lượng vốn khổng lồ dù họ chưa đạt được một số thành tích cụ thể về hoạt động kinh doanh.
- 01-05-2016Tâm sự của người rời thung lũng Silicon và có một startup thất bại: Đừng mơ mộng nữa!
- 11-04-2016Ai đứng đằng sau thành công của một loạt startup tên tuổi LinkedIn, Twitter, Facebook, Uber?
- 28-03-2016Các startup đang bùng nổ, nhưng đây là lý do khiến bong bóng dotcom sẽ không lặp lại
Vài năm trở lại đây, đã có một sự dịch chuyển rất lớn giữa thị trường đại chúng và thị trường vốn tư nhân. Theo một báo cáo mới đây của Goldman Sachs, kể từ tháng 12 năm ngoái đến nay, 5/7 vụ IPO mới nhất có giá trị vốn hóa bằng hoặc thậm chí thấp hơn mức giá trị trước khi IPO.
Một trong những hệ lụy của xu hướng này chính là việc thay vì tập trung vào các chỉ số hoạt động cơ bản (P/E, P/B…) như trước, người ta hướng nhiều hơn đến việc tối ưu hóa giá trị.
Lấy dịch vụ chat Slack làm ví dụ. Đặc điểm giúp Slack nổi bật hơn các phần mềm chat khác hiện nay đó là khả năng tích hợp chức năng chat nhóm và chức năng theo dõi tiến độ công việc (từ Google Drive, Dropbox...) trong một chỗ duy nhất. Do đó mọi người trong nhóm hay trong công ty có thể vừa trao đổi vừa làm việc mà không cần phải mở cùng lúc quá nhiều cửa sổ hay trình duyệt.
Theo số liệu thống kê mới nhất, nếu như Slack tăng trưởng 100% mỗi năm trong 3 năm tới, vào cuối năm thứ 3 công ty này sẽ có giá trị 200 triệu USD và có thể lên sàn.
Áp dụng tỷ lệ P/E của những công ty tương tự như Workday và ServiceNow (hiện là 13 và 17 lần), giá trị vốn hóa của Slack sẽ nằm trong khoảng từ 2,6 đến 3,4 tỷ USD.
Không ai có thể nói rằng ý tưởng của Slack là không khả thi hay đây không phải là một sản phẩm tuyệt vời. Tuy nhiên, bạn sẽ có chút hoài nghi nếu cổ phiếu của một công ty cung cấp phần mềm có giá hơn 100 USD, bất chấp công ty này có sản phẩm tuyệt vời và cũng rất tiềm năng.
Rõ ràng là chúng ta đang ở trong môi trường gọi vốn dễ dàng hơn bao giờ hết so với từ cuối năm 1990 trở lại đây. Vốn giá rẻ tràn ngập mọi nơi, giúp các startup dễ dàng gọi vốn. Chỉ trong 100 ngày đầu tiên của năm 2015, có tới 16 “chú kỳ lân” (công ty công nghệ có trị giá khoảng 1 tỷ USD trở lên) ra đời.
Đây đúng là điều tuyệt vời đối với các doanh nhân trẻ muốn mở rộng phạm vi hoạt động của công ty. Tuy nhiên, thực tế là số tiền huy động được càng lớn, trách nhiệm trước các nhà đầu tư và nhân viên cũng càng tăng theo. Họ bắt buộc phải xây dựng được mô hình kinh doanh đủ lớn và bền vững. Và đôi lúc thì những người sáng lập startup đã quên mất điều này.
Mặt trái của môi trường startup hiện nay là nhiều công ty có thể huy động được một lượng vốn khổng lồ dù họ chưa đạt được một số thành tích cụ thể về hoạt động kinh doanh. Dòng vốn khá “dễ dãi” cũng đồng nghĩa các công ty không bị buộc phải đưa ra những quyết định khó khăn nhưng cần thiết để duy trì tính bền vững.
Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, các doanh nghiệp thường thuê được một đại diện bán hàng rất năng suất, cộng với một vài người hạng xoàng và vài người yếu kém. Chi phí bán hàng là một trong những phần lớn nhất của chi phí hoạt động, nhưng rất khó để các nhân viên sales có thể ngay lập tức hoàn thành mục tiêu.
Khi công ty bước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh và dồi dào tiền mặt, họ sẵn sàng tuyển thêm nhiều người. Nhưng không may là nhân viên mới sẽ làm việc không hiệu quả và không xứng đáng với chi phí bỏ ra.
Với mỗi giai đoạn phát triển, các công ty cần những mô hình phát triển khác nhau. Trên con đường dài ấy các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể mắc phải sai lầm bất cứ lúc nào. Cuối cùng thì bạn huy động được bao nhiêu tiền hay sử dụng phương pháp nào để định giá công ty cũng không quan trọng, mà quan trọng là công ty có bền vững hay không. Do đó cần tập trung vào những điều cốt lõi, thực chất thay vì sự hào nhoáng bên ngoài.