Vì sao Apple không còn được xem là tấm gương điển hình cho sự sáng tạo?
Công ty nào mà bạn cho là sẽ phát triển nhanh hơn trong những năm tới: Apple hay Domino’s Pizza? Theo trực giác, chúng ta xem Apple là một công ty sáng tạo với văn hóa hướng tới tương lai và những ý tưởng đột phá, trong khi Domino Domino’s Pizza hoạt động trong một lĩnh vực truyền thống, nơi mà cơ hội tăng trưởng bị hạn chế.
- 11-12-2018Việc Trung Quốc cấm bán 7 dòng iPhone, Qualcomm và Apple có thể sẽ phải ngồi lại đàm phán tìm giải pháp
- 10-12-2018Cuộc chiến của Qualcomm và Apple sẽ kết thúc vào năm 2019?
- 04-12-2018Sự hồi sinh và hành trình "lật đổ" Apple, trở thành công ty công nghệ giá trị nhất thế giới của Microsoft
- 03-12-2018Apple quyết “lôi” Qualcomm ra tòa
- 29-11-2018Lần cuối Microsoft có giá trị vượt Apple, iPhone 4 còn chưa ra mắt và chúng ta vẫn cài Windows 7 bằng đĩa CD
Trong 10 năm qua, hiệu suất thị trường chứng khoán của Apple rất nổi bật. Hàng năm, cổ phiếu này mang lại lợi nhuận 32%. Như vậy, nếu đầu tư 100 USD vào Apple ở thời điểm tháng 11/2008 thì giờ đây bạn đã có được 1.640 USD. Quả là không tệ!
Dẫu vậy, trong hai tháng qua, cổ phiếu Apple đã mất hơn 1/4 giá trị. Điều này một phần là do hiệu suất của chính nó, nhưng nhìn chung chủ yếu là do sự giám sát mà các cơ quan quản lý và xã hội đang đặt lên những nền tảng kỹ thuật số và các mối quan ngại về quyền riêng tư và bảo mật. Tuy nhiên, nếu nhìn rộng hơn thì điều đó phản ánh thực tế rằng Apple không còn được coi là một công ty tăng trưởng sáng tạo.
Sự tăng trưởng của Apple trong thập niên qua (và hiệu suất cổ phiếu đi kèm với nó) là sự phản ánh của những hoạt động có lợi nhuận của công ty này. Trong năm qua, Apple đã báo cáo tỷ suất lợi nhuận ròng là 22,4%, vượt trội so với con số 10,6% ít ỏi của Domino’s Pizza. Đừng quên rằng, pizza là một sản phẩm tiêu dùng khó bán với giá cao và nằm ở một thị trường rất cạnh tranh, trong khi Apple bán công nghệ và có vị trí thống trị thị trường tương đối.
Tuy nhiên, hãy nhìn kỹ hơn vào hiệu suất gần đây của Apple trên thị trường chứng khoán và bạn có thể thấy rằng nó chỉ mang lại lợi nhuận 4,5% kể từ ngày 01/01 năm nay. Từ năm 2000 đến 2010, lợi nhuận cổ phiếu trung bình hàng năm của công ty này là khoảng 55% mỗi năm (bất chấp cả cuộc khủng hoảng tài chính) và từ năm 2010 đến 2017, cổ phiếu của họ mang về trung bình khoảng 24% mỗi năm.
Là một công ty tăng trưởng, Apple được kỳ vọng sẽ tạo ra giá trị và lợi nhuận - không chỉ hôm nay, mà cả trong tương lai, bởi vì họ sáng tạo. Không có khả năng mang lại kết quả ngay lập tức nghĩa là các cổ phiếu tăng trưởng không trả cổ tức. Thay vào đó, nhà đầu tư kỳ vọng giá cổ phiếu này sẽ tăng khi lợi nhuận đến. Điều này làm cho cổ phiếu Apple có tỷ lệ P/E cao - càng nhiều nhà đầu tư đổ tiền vào nó, họ càng nghĩ rằng lợi nhuận của mình sẽ tăng trong tương lai.
Vì vậy, các công ty tăng trưởng có xu hướng đắt đỏ bởi hai lý do: chúng không tạo ra lợi nhuận và thị trường lại sẵn sàng trả một mức giá cao để có được giá trị tương lai. Hiện nay, các ngành công nghiệp như dược phẩm, công nghệ, công nghệ sinh học và phần mềm là các ngành tăng trưởng.
Ngược lại, các cổ phiếu giá trị (hay còn gọi là "blue chip") là những cổ phiếu giao dịch với bội số tương đối thấp hơn, nhưng tạo ra giá trị và có khả năng sinh lợi cao hiện nay - do đó mang lại cổ tức cao hơn. Trong các thị trường hiện nay, cổ phiếu của các công ty thuốc lá, hàng không và bảo hiểm nhân thọ là những "blue chip".
Hãy hỏi thị trường
Vẻ đẹp của các thị trường là chúng phản ánh cơ hội trong tương lai của những công ty một cách chính xác, sau khi củng cố ý kiến của hàng triệu nhà đầu tư. Hiện nay, tỷ lệ P/E của Amazon là khoảng 90. Đối với cổ phiếu "trung bình" trong một năm "trung bình" ở thế kỷ vừa qua, tỷ lệ P/E là 15.
Mức định giá của Amazon phản ánh nhận thức của thị trường rằng công ty này sẽ mang lại những kết quả phi thường trong tương lai - và dù có lãi ở thời điểm hiện tại, nhưng phần lớn giá trị của cổ phiếu này vẫn chưa được phát huy hết. Ngược lại, British American Tobacco đang giao dịch với tỷ lệ P/E khoảng 2, và không có gì ngạc nhiên khi đây là một trong những cổ phiếu trả cổ tức cao nhất trên thị trường, thường xuyên thưởng cho các cổ đông hơn.
Thị trường cung cấp một sự thấu hiểu quan trọng về những gì mà tương lai của một công ty sẽ nắm giữ. Sáng tạo chỉ được đánh giá theo thực tế, và lịch sử không công nhận những sáng tạo không được khách hàng chấp nhận. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ trường hợp của đĩa laser chứ?
Bánh pizza sẽ lên ngôi?
Hiện nay, theo những gì thị trường cho thấy, giữa Apple và Domino’s Pizza, thì công ty có cơ hội tăng trưởng lớn hơn thực sự là Domino’s Pizza. Thật vậy, Apple bây giờ nên được xem là một "blue chip" - một cổ phiếu với những cơ hội tăng trưởng không rõ ràng - vì hiện tại nó đang giao dịch với tỷ lệ P/E khoảng 15. Ngược lại, Domino’s Pizza đang giao dịch với tỷ lệ P/E khoảng 30.
Thú vị hơn, kể từ tháng 05/ 2010, mức định giá của Apple đã giảm phân nửa, do lợi nhuận bị giảm. Điều này cho thấy rằng công ty này, một cách tự nhiên, đã chuyển đổi từ một công ty tăng trưởng sang một cổ phiếu giá trị. Nếu phải đặt cược vào tương lai của một trong hai công ty, chắc chắn sẽ có nhiều người cho rằng một công ty pizza sẽ mang lại nhiều giá trị hơn cho các cổ đông của mình so với Apple – đặc biệt là vì ngành công nghiệp thức ăn nhanh đang bùng nổ ở Trung Quốc.