Vì sao bạn đang làm rất tốt, sếp vẫn tuyển thêm người, thậm chí là người giỏi hơn?
Nếu không có cảm giác nguy hiểm sẽ không có động lực sinh tồn, cuối cùng sẽ dẫn đến bản thân bị hủy diệt.
- 05-10-2021Tỷ phú Mark Cuban: Đây là câu hỏi phỏng vấn mới mà các nhà tuyển dụng sẽ hỏi những người tìm việc làm sau đại dịch
- 27-09-2021Câu hỏi phỏng vấn: 1 con chó có 4 chân, vậy 50 con chó có bao nhiêu chân? Câu trả lời thú vị khiến người tuyển dụng gật gù tâm đắc!
- 23-09-2021Bài thi hái táo của nhà tuyển dụng, người bất lợi nhất bất ngờ trúng tuyển vị trí cao nhất: Muốn đường đời thuận lợi, hãy tự dựng cho mình một chiếc thang
Ở một vùng nọ của nước Mỹ, để bảo vệ đàn hươu trong rừng, người ta đã tiêu diệt hết tất cả chó sói. Kết quả thu được lại ngoài sự dự liệu, đó là đàn hươu mỗi năm một giảm. Hóa ra, sau khi không còn chó sói, đàn hươu rất ít phải chạy trốn, nên sức đề kháng bệnh tật thấp. Trong khi tỉ lệ sinh sản tăng dẫn đến tình trạng không có đủ thức ăn cho đàn hươu.
Nhận thấy vấn đề này, người dân bản địa lại dẫn dụ chó sói từ nơi khác đến, cuối cùng đàn hươu hồi phục lại sức sống.
Đối với một tập thể cũng như vậy, nếu không có áp lực, con người sẽ thiếu đi động lực. Chúng ta có thể nhớ lại thời bao cấp, làm tốt hay không tốt cũng như nhau, làm nhiều hay ít cũng vậy. Ai cũng không muốn bản thân chịu thiệt, do đó không có người nào chịu làm việc nhiều.
Nhưng sau khi bỏ chế độ bao cấp, làm nhiều hưởng nhiều, không làm không hưởng, thì mọi thứ thay đổi. Vấn đề then chốt là áp lực của sự sinh tồn khiến con người phải phấn đấu vươn lên.
Trong xã hội cạnh tranh khốc liệt, một người muốn có chỗ đứng sẽ phải nâng cao năng lực của mình. Nếu không sẽ bị "sói" ăn thịt. Lãnh đạo có thể vận dụng tâm lý này của cấp dưới, tuyển những nhân viên có năng lực, cạnh tranh với nhân viên cũ. Khi đối diện với áp lực cạnh tranh, những nhân viên cũ phải nỗ lực nâng cao năng lực chuyên môn, làm tốt công việc của mình. Vận dụng phương pháp này, người lãnh đạo có thể đạt được mục đích tự đào tạo nhân viên.
Misawa Chiyoji - Tổng giám đốc công ty Misawa của Nhật Bản - rất thấu hiểu về nghệ thuật đào tạo con người. Ông cho rằng nếu nhân sự trong một công ty không thay đổi trong thời gian dài thì công ty đó sẽ thiếu đi sự năng động, dễ sinh ra trì trệ, tuyển thêm người có trình độ cao vào công ty sẽ tạo ra không khí khẩn trương, doanh nghiệp tự nhiên sẽ có thêm sinh khí.
Vậy là hàng năm công ty Misawa đều tuyển dụng một số nhân viên nhanh nhẹn tháo vát, tư duy nhanh nhạy, tuổi đời từ 25 đến 35. Thậm chí còn mời những nhân vật lớn của hội đồng quản trị vào làm việc, khiến cho nhân viên trong công ty đều cảm thấy áp lực lớn. Nhờ cách làm này, nội bộ công ty luôn duy trì được không khí hăng hái phấn đấu vươn lên, đồng thời năng lực của nhân viên cũng được nâng cao.
Mục đích chủ yếu của việc "dẫn dụ sói vào đàn hươu" là khiến cho cấp dưới có áp lực sinh tồn. Từ đó nỗ lực nâng cao năng lực của bản thân, hoàn thành tốt công việc của mình. Nhưng khi đưa nhân tài từ ngoài vào, người lãnh đạo cũng cần phải chú ý, trước tiên những người này cần số lượng ít mà chất lượng cao.
Tiếp theo là do nhân viên cấp dưới đã làm việc cho bạn trong thời gian dài nên họ luôn có cảm giác mình là công thần. Nếu lượng nhân tài mới vào quá nhiều sẽ khiến họ cho rằng người lãnh đạo "có mới nới cũ", để cho người ngoài đến tranh "bát cơm", dẫn đến sự bất mãn của nhân viên cũ, thì cũng không thể đạt được hiệu quả đào tạo như mong muốn.
* Nội dung trích trong cuốn "Tứ thư lãnh đạo - Thuật quản trị" của tác giả Hòa Nhân.
Doanh nghiệp và tiếp thị