Vì sao bạn dễ dàng bị "burn-out", không còn động lực để cố gắng khi làm một việc quá lâu: Hãy lắng nghe tiếng nói bên trong, đừng để môi trường bên ngoài "che mắt"
Hãy tập trung vào mục tiêu thay vì quá để tâm đến môi trường làm việc, những tác động của người xung quanh đến việc bạn làm.
- 04-03-2020Sự nghiệp đỉnh cao của huyền thoại quần vợt Roger Federer - Người khởi nguồn triết lý hạnh phúc nước Thụy Sĩ mang tên "Federerism"
- 04-03-202010 dấu hiệu trên cơ thể tiết lộ bạn đang bị rối loạn nội tiết, trầm cảm, thừa cholesterol, tiểu đường
- 04-03-2020Hội chứng "Người Tử Tế": Hãy biết nói "không", đừng sống chỉ để làm hài lòng người khác
"Burn-out" là trạng thái không còn động lực để cố gắng nữa sau một thời gian nào đó. Bạn cảm thấy mọi thứ của công việc đều quen thuộc, số tiền kiếm được cũng không tệ và cứ thế dính vào đó trong nhiều năm. Tuy nhiên, bạn lại rất dễ căng thẳng, mệt mỏi khi đối diện với công việc.
Những người trẻ nhạy cảm cao thường kiệt sức dễ dàng
Khoảng 15 – 20% dân số có những đặc điểm rất nhạy cảm. Thoạt tiên thì nó không khác gì những người bình thường, nhưng đó thực chất lại là một đặc điểm tính cách ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, đặc biệt là những người trẻ.
Đối với những người nhạy cảm cao (HSP), một môi trường căng thẳng có tác động mạnh hơn gấp nhiều lần so với người thường. Ví dụ như một giáo viên, việc thường xuyên đứng dạy tại các lớp học quá ồn ào, học sinh hiếu động, giấy tờ chất chồng như núi khiến hệ thần kinh không thể đối phó được và chỉ trực chờ sụp đổ.
Những điều nhỏ bé vụn vặt có thể không làm ảnh hưởng quá nhiều đến những người bình thường lại hoàn toàn khiến những người nhạy cảm thấy quá tải, mọi thứ đều có thể khiến họ suy nghĩ, cảm nhận và để tâm ở cấp độ sâu hơn.
Theo nghiên cứu của Thomas Boyce, M.D., những người nhạy cảm cao có nhiều khả năng bị bệnh trong môi trường căng thẳng. Họ dễ bị tổn thương bởi các cơn lo âu và hoảng loạn, trầm cảm, rối loạn miễn dịch và các bệnh về thể chất. Nhưng mặt khác, họ cũng ít bệnh hơn người thường trong môi trường cân bằng, bình tĩnh.
Elain Aron, một trong những nhà nghiên cứu chính về HSP, gọi đây là tính nhạy cảm khác biệt.
Những người trẻ có hệ thống thần kinh nhạy cảm có thể xử lý thông tin một cách đa dạng và sâu sắc hơn. Khi tiếp xúc với môi trường ồn ào, hỗn loạn, sự nhạy cảm cao khiến họ cảm thấy quá tải và không thể chịu đựng nổi.
Nhưng ở môi trường bình thường thì những người nhạy cảm cao thường làm tốt hơn so với người bình thường. Đây chính là một mặt khác của tính nhạy cảm khác biệt. Cụ thể, trong môi trường tích cực, họ thường học tập tốt hơn và có nhiều khả năng phát triển năng khiếu – đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan đến sáng tạo. Đối với môi trường nào thì những người nhạy cảm cao cũng rất dễ phản ứng, ở cả mặt tốt và xấu.
Làm thế nào để lấy lại động lực?
Nếu bạn cũng là một người nhạy cảm cao, nếu bạn cũng dễ khóc dễ cười và thường xuyên không chịu được môi trường quá căng thẳng áp lực thì đây là những lời khuyên của tôi dành cho bạn:
1. Hãy lắng nghe cơ thể mình
Cơ thể bạn sẽ cho bạn biết mình cần làm gì, chỉ cần bạn chú ý lắng nghe nó. Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa thúc đẩy bản thân trong công việc – làm việc nhiều giờ hơn, kỳ vọng từ quản lý cao hơn, tự tạo áp lực để làm tốt hơn, sản xuất được nhiều hơn…
Nhưng vì là một người nhạy cảm thái quá, bạn luôn cần dừng lại để hỏi chính bản thân mình rằng liệu mình có đang gồng mình lên để đối phó với những áp lực hay không?
Nếu thấy tim thường xuyên đập nhanh; khó thở, đau đầu, đau dạ dày…; không tập trung và hay quên; khó ngủ; hay ốm vặt; thay đổi thói quen ăn uống… thì nên ngừng lại những việc đang làm để sắp xếp lại cho khoa học hơn.
2. Lựa chọn lối sống lành mạnh
Tập thể dục tạo ra endorphin giúp nâng cao tâm trạng của bạn, giúp bạn ngủ ngon hơn (từ đó có khả năng xử lý các yếu tố gây căng thẳng) và giảm các hormone gây căng thẳng, chẳng hạn như adrenaline và cortisol.
Ăn uống tốt, ngủ đủ giấc, và cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi đều góp phần giúp bạn quản lý căng thẳng tốt.
3. Học cách nói “không”
Để tránh xung đột, nhiều người quá nhạy cảm thường chọn cách đồng ý làm những việc mà họ không muốn. Xung đột có thể là điều khiến họ sợ hãi nhưng học cách đặt ranh giới vững chắc thì sẽ cần thiết và hữu ích cho lâu dài hơn.
Khi bạn từ chối, hãy tự nghĩ rằng đó là cách bạn mở ra những cơ hội mới, những điều bạn thực sự muốn trong cuộc sống. Nếu bạn từ chối một công việc lương thấp thì rõ ràng bạn có cơ hội tìm kiếm những việc làm thu nhập cao hơn. Hãy nhìn nhận trực tiếp vào giới hạn của bản thân và đừng lo lắng quá.
4. Đánh giá lại môi trường xung quanh
Nếu cảm thấy khu vực ngồi làm việc hiện tại đang quá ồn ào và náo nhiệt khiến bạn không thể tập trung được, đừng ngại đề nghị thay đổi ra một chỗ ngồi mới yên bình hơn cho tâm trí bạn.
Trong một môi trường tốt, sự “nhạy cảm thái quá” lại tỏ ra hữu ích khi nó cho chúng ta những suy nghĩ sâu sắc và đa dạng hơn. Vì thế, khi môi trường được thiết lập để tự do học hỏi, sáng tạo, chúng ta hoàn toàn có thể thăng hoa trong công việc và cuộc sống cá nhân.
Độ nhạy cao làm cho chúng ta bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi môi trường xung quanh, cả tiêu cực và tích cực. Chúng ta có thể không kiểm soát được môi trường mà chúng ta lớn lên khi còn nhỏ, nhưng khi trưởng thành, chúng ta có thể sử dụng sự nhạy cảm của mình và xem đó là một điểm mạnh hơn là một điểm yếu, để làm ta nổi bật so với số đông bình thường.