MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao bất động sản có thương hiệu vẫn “sống khoẻ” bất chấp dịch Covid-19?

21-06-2021 - 08:59 AM | Bất động sản

Vì sao bất động sản có thương hiệu vẫn “sống khoẻ” bất chấp dịch Covid-19?

Giữa lúc đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành trên toàn cầu, Grand Marina Saigon – một dự án căn hộ branded residences tại TP.HCM đã giao dịch thành công tại thị trường Hong Kong với mức giá khởi điểm 1 triệu USD (khoảng 23,5 tỉ đồng) tức đơn giá lên tới 18.000 USD/m2 (khoảng 423 triệu đồng/m2), phá vỡ mọi kỉ lục giá từng được thiết lập trước đó tại thị trường bất động sản Việt Nam.

Thời của "nhà hiệu"?

Về bản chất, bất động sản có thương hiệu branded residences là sản phẩm kết hợp giữa một đơn vị phát triển bất động sản với một đơn vị có thương hiệu tốt về dịch vụ quản lí, thiết kế.

Theo ông Phạm Sỹ Hoàng, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Thủ Thiêm (Thủ Thiêm Real), để phát triển dòng sản phẩm này tại Việt Nam, thử thách đầu tiên chính là vượt qua được những tiêu chuẩn khắt khe mang tính toàn cầu của các thương hiệu quản lí vận hành quốc tế, bởi sự đòi hỏi uy tín và tầm vóc tương xứng của các chủ đầu tư trong nước.

"Các thương hiệu quản lí quốc tế sẽ chỉ lựa chọn gắn thương hiệu với các dự án có vị trí đắc địa nhất, chất lượng xây dựng hàng đầu, thiết kế độc đáo, tiện ích đa dạng đẳng cấp để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đỉnh cao của một bộ phận nhỏ giới siêu giàu. Đây chính là những "bảo bối" giúp phân khúc bất động sản hàng hiệu gia tăng sức hút và miễn dịch với mọi biến động của thị trường, và dĩ nhiên không phải dự án nào cũng đáp ứng được", ông Phạm Sỹ Hoàng nhận định.

Vì sao bất động sản có thương hiệu vẫn “sống khoẻ” bất chấp dịch Covid-19? - Ảnh 1.

Theo ông Phạm Sỹ Hoàng, các thương hiệu quản lí quốc tế sẽ chỉ lựa chọn gắn thương hiệu với các dự án có vị trí đắc địa nhất, chất lượng xây dựng hàng đầu, thiết kế độc đáo, tiện ích đa dạng đẳng cấp để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đỉnh cao của một bộ phận nhỏ giới siêu giàu

Minh chứng cho thấy, giữa lúc đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành trên toàn cầu, Grand Marina Saigon – một dự án căn hộ branded residences tại TP.HCM đã giao dịch thành công tại thị trường Hong Kong với mức giá khởi điểm 1 triệu USD (khoảng 23,5 tỉ đồng) tức đơn giá lên tới 18.000 USD/m2 (khoảng 423 triệu đồng/m2), phá vỡ mọi kỉ lục giá từng được thiết lập trước đó tại thị trường bất động sản Việt Nam. Điều này khẳng định, sức sống "mãnh liệt" của loại hình này trên thị trường bất động sản.

Theo nghiên cứu của Savills, chỉ trong vòng 10 năm (từ 2010 đến 2020), thị trường bất động sản hàng hiệu toàn cầu đã tăng 170% lên hơn 500 dự án với 76.000 căn hộ, chủ yếu tập trung tại thị trường Mỹ. Trong năm 2021, bất chấp đại dịch Covid-19 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Savills ước tính sẽ có ít nhất 100 dự án bất động sản hàng hiệu được đưa vào sử dụng, trong đó cứ 4 dự án mới thì có 1 dự án tại châu Á – Thái Bình Dương.

Khảo sát của Knight Frank năm 2020 cho thấy, dù kinh tế toàn cầu ảm đạm, giá nhà hiệu ở các thành phố lớn trên thế giới vẫn tăng, cao hơn so với kì vọng. Trên 70% số thành phố được khảo sát có giá tăng, so với tỉ lệ 29% các thành phố có giá giảm trong năm qua.

Vì sao "sống khoẻ"?

Theo Knight Frank, nguồn cung tăng đáng kể của loại hình "nhà hiệu" phù hợp với tốc độ gia tăng nhanh chóng về số lượng của giới siêu giàu trên thế giới, được ghi nhận là đã tăng 18% trong vòng 5 năm từ 2012-2017 và sẽ tăng tới 40% trong vòng 5 năm kế tiếp.

Nghiên cứu của JLL cũng chỉ ra rằng, số người có tài sản ròng trên 1 triệu USD trên thế giới đã tăng gấp đôi trong giai đoạn năm 2008 và 2017. Họ chính là những khách hàng mục tiêu, sẵn sàng chi những khoản mà ít ai có thể chi được để sở hữu "tấm vé" tiếp cận giới tinh hoa cũng như bước vào cộng đồng thượng lưu toàn cầu để khẳng định đẳng cấp và địa vị của mình.

Tại Việt Nam - "ngôi sao đang lên của châu Á", sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp siêu giàu với nhu cầu hưởng thụ những sản phẩm đạt chuẩn mang thương hiệu toàn cầu sánh ngang với giới siêu giàu thế giới, chính là lí do để thị trường "nhà hiệu" phát triển thứ 2 Đông Nam Á, chỉ sau Thái Lan. Theo Báo cáo Thịnh vượng 2021 của Knight Frank, Việt Nam đang có 19.491 người giàu và 390 người siêu giàu, và dự kiến 2 con số này sẽ tăng trên 30% trong 5 năm tới.

Vì sao bất động sản có thương hiệu vẫn “sống khoẻ” bất chấp dịch Covid-19? - Ảnh 2.

Việt Nam đang trở thành “kinh đô” mới của thị trường bất động sản hàng hiệu

Sức hấp dẫn của bất động sản hàng hiệu không chỉ đến từ vị trí độc tôn, thiết kế độc đáo hay đơn vị quản lí vận hành quốc tế mà còn đến từ chính 1% khách hàng thuộc tầng lớp tinh hoa cũng như đơn vị phân phối sản phẩm uy tín và đẳng cấp trên thị trường. Một đơn vị phân phối xứng tầm sẽ đảm bảo lợi ích chính đáng cho cả nhà bán hàng cũng như những khách hàng trực tiếp thụ hưởng sản phẩm.

"Để bán được bất động sản hàng hiệu, nhà phân phối phải có được tệp khách hàng thuộc hàng top. Tiếp cận được tệp khách hàng này là điều không hề dễ dàng, đòi hỏi thương hiệu phân phối phải có chiều sâu và xây dựng được những giá trị cốt lõi cũng như phát triển đội ngũ xứng tầm thương hiệu quốc tế. Với thị trường "nhà hiệu", hoàn toàn không có chỗ cho những hoạt động manh mún, chụp giật và không mang lại lợi ích bền vững cho khách hàng", ông Phạm Sỹ Hoàng, Thủ Thiêm Real nhận định.

Tại thị trường Việt Nam, với hơn 1 thập kỉ xây dựng và phát triển, Thủ Thiêm Real được biết đến là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi liên tục được gọi tên cho những dự án bất động sản uy tín, quy mô, trong đó có những dự án branded residences đẳng cấp quốc tế. Để có được vị trí này, theo đại diện đơn vị này, doanh nghiệp đã bền bỉ nỗ lực vượt qua nhiều chu kì phát triển thăng trầm của thị trường.

Theo đại diện Savills Việt Nam, bất động sản Branded Residences thuộc lĩnh vực cao cấp nhất của thị trường, có thể là những dự án quy mô lớn hoặc nhỏ, dưới loại hình chung cư hoặc biệt thự. Tâm lý mua nhà tại thị trường Việt Nam cũng tương tự nhiều thị trường khác trên thế giới: nhà đầu tư tìm kiếm sản phẩm có chất lượng xây dựng tốt, được quản lý vận hành, phân phối chuyên nghiệp, và khả năng thương mại hóa tốt, từ đó sản phẩm có thể mang lại lợi ích kinh tế hấp dẫn cho chủ sở hữu. 

Khảo sát của đơn vị này cho thấy, dưới tác động của đại dịch Covid-19, 1/3 thị trường toàn cầu ghi nhận nhu cầu đang lên của các khách hàng muốn mua bất động sản có diện tích lớn hơn bất động sản họ đang ở, với yêu cầu linh động giữa không gian riêng và không gian chia sẻ.

Còn theo bà Trang Bùi, Giám đốc cấp cao thị trường JLL Việt Nam, khu nhà ở có thương hiệu có thêm lợi thế là một thương hiệu mạnh đảm bảo các dịch vụ hàng đầu và quản lý tài sản. Tất cả những điều đó tạo nên một lập luận mạnh mẽ cho sự ổn định và tiềm năng của khoản đầu tư này, ngay cả sau khi giai đoạn bùng nổ bất động sản đã diễn ra. Ngoài ra, những điểm nổi bật của mô hình nhà ở có thương hiệu khá hấp dẫn và không chỉ dành cho người mua. Các chủ đầu tư cũng được hưởng lợi từ chuyên môn, danh tiếng và tên tuổi của thương hiệu khi chào bán các căn hộ đơn lẻ.

"Một nơi cư trú có thương hiệu tạo niềm tin ở người dùng và người mua cao hơn so với một bất động sản không có thương hiệu cho dù họ định sống trong đó hay cho thuê," bà Trang nhấn mạnh.

Theo bà Trang, Việt Nam vẫn là một thị trường khá mới mẻ trong lĩnh vực này, nhưng rõ ràng, nhìn vào các chỉ số tăng trưởng kinh tế và du lịch, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác trong thị trường nhà ở có thương hiệu. Khu dân cư có thương hiệu hoạt động tốt nhất tại những khu nghỉ dưỡng dành cho kỳ nghỉ và ở các thành phố lớn.  

Hạ Vy

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên