Vì sao BĐS Việt Nam nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư nước ngoài?
Dòng vốn đầu tư nước ngoài đang chảy mạnh vào BĐS Việt Nam, và nhiều chuyên gia dự báo dòng vốn này sẽ còn tiếp tục tăng lên do kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng cao và ổn định thời gian tới, người giàu cũng sẽ tăng nhanh...
- 30-06-2016Khu Đông TP.HCM: Điểm sáng thu hút vốn ngoại
- 23-04-2016Địa ốc nội tăng tốc "mượn" vốn ngoại làm dự án
- 16-03-2016Đã có 14 tỷ USD vốn ngoại đổ vào địa ốc Sài Gòn
Theo các chuyên gia nghiên cứu thị trường của công ty Jones Lang Lasalle Việt Nam, những nhà đầu tư nước ngoài ghi nhận một kỷ lục mới với khoảng 15,8 tỷ USD đã đầu tư vào Việt Nam trong năm 2016. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những thay đổi về chính sách để khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư. Đồng thời, quốc gia này cũng đã nới lỏng luật sở hữu bất động sản đối với người nước ngoài trong năm 2015.
“Trong năm 2016, Việt Nam đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của FDI nhờ vào sự cải thiện của nền kinh tế, chính trị ổn đinh và chi phí nhân công tương đối thấp so với các quốc gia khác trong khu vực,” ông Stephen Wyatt, CEO Jones Lang Lasalle Việt Nam nói.
Cũng theo vị chuyên gia này, trong năm 2016, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu thu hút nguồn vốn FDI chiếm 64%, và hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 7% trong tổng vốn FDI. Cụ thể, lĩnh vực này đã thu hút khoảng 1,53 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới với 59 dự án dăng ký mới.
Theo phân tích của JLL, nguồn cầu trong phân khúc văn phòng, bán lẻ và khách sạn đang không ngừng tăng trên cả nước. Đặc biệt, nhu cầu về nhà ở phân khúc trung cấp đang tăng khá mạnh trong thời gian qua và đây cũng là lĩnh vực thu hút được nhiều dòng vốn ngoại.
Ngoài ra, loại hình bất động sản công nghiệp cũng được quan tâm đáng kể. Các khu công nghiệp ở miền Bắc, miền Nam và cả khu vực Miền Trung đang chứng kiến các hoạt động diễn ra mạnh mẽ. Ví dụ, tỉnh Long An ở phía Nam Việt Nam hiện nhu cầu về loại hình nhà xưởng xây sẵn (ready-built factory) và đất khu công nghiệp cũng đang tăng mạnh.
Đánh giá của JLL cho thấy Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng mặc cho sự suy thoái đang ảnh hưởng đến các quốc gia khác trong khu vực Châu Á. GDP của Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng 6,2% trong năm 2016 và dự đoán sẽ tăng lên 6,7% trong năm nay nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ và mức tiêu dùng cao hơn của tầng lớp trung lưu, phân khúc tiềm năng đối với các thương hiệu nước ngoài như từ Starbucks đến Louis Vuitton.
Tầng lớp trung lưu tại Việt Nam được dự kiến sẽ tăng gấp đôi, lên đến 33 triệu người vào năm 2020 và tầng lớp trung lưu tại TP. HCM sẽ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, theo tập đoàn tư vấn Boston.
Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi từ việc trở về nước của người Việt ở nước ngoài, hay còn được biết đến như Việt Kiều. Đây sẽ là nhóm đóng vai trò quan cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam cũng như sự phát triển của cộng đồng khởi nghiệp ở TP. HCM và Hà Nội.
Nền kinh tế vững mạnh và dân số tăng là những yếu tố giúp cho cả 2 thành phố này nằm trong top 10 theo chỉ số tăng trưởng mới nhất của JLL, cụ thể TP. HCM đứng ở vị trí thứ 2 và Hà Nội ở vị trí thứ 8.
Tuy nhiên, 2 thành phố này cần phải nổ lực hơn để giữ vững vị trí của mình trong dài hạn. “Sự chuyển đổi theo chiều hướng các hoạt động có giá trị cao dựa trên nền tảng công nghệ vẫn đang trong giai đoạn đầu. Tắt nghẽn giao thông và ô nhiễm vẫn là trở ngại đáng kế đến chất lượng cuộc sống và tăng năng suất lao động”, ông Jeremy Kelly, Giám đốc Ngiên cứu toàn cầu cho biết.
Những thách thức này đòi hỏi phải có kế hoạch và đầu tư rõ ràng để giải quyết những vấn đề này. Cụ thể, chính phủ đang thực hiện các bước cụ thể để tự do hóa môi trường kinh doanh và những tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trong thời gian tới, Việt Nam có thể đi trên con đường của mình để tạo ra một câu chuyện thành công khác trong khu vực Đông Nam Á.