Các cổ đông lớn của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex JSC) cho rằng cổ đông An Quý Hưng sau khi nhận chuyển nhượng 57,71% vốn điều lệ từ SCIC đã thâu tóm quyền lực, tập trung mọi quyền và lợi ích vào nhóm của mình, sửa đổi quy chế quản trị và quy chế tài chính cho phép cá nhân chủ tịch, tổng giám đốc quyết định giao dịch tới hàng ngàn tỉ đồng, và thực hiện hàng loạt những quyết định có nguy cơ làm cạn kiệt mọi nguồn tài chính của công ty.
Cũng theo vị đại diện này, Star Invest nhận được Giấy mời họp ngày 1/4 của Tgd Vinaconex JSC với nội dung: trao đổi, cung cấp thông tin giữa các bên liên quan về công tác tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019 của Tổng Công ty.
Ngày 1/11/2019, Đại hội cổ đông bất thường của Vinaconex đã tiến hành miễn nhiệm và bầu cử thành viên Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát. Đây là phiên họp đầu tiên kể từ sau thương vụ nhà nước bán vốn thu về gần 10.000 tỷ cuối năm 2018.
Theo đó, cổ đông của Vinaconex có thay đổi như sau: An Quý Hưng nắm 57,71% vốn, Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ giữ 21,3% vốn và Đầu tư Star Invest nắm 7,57% vốn. Ba cổ đông lớn này nắm hơn 87% vốn của Vinaconex.
"Thành phần tham dự trên giấy mời gửi cho chúng tôi không có các cơ quan báo chí. Thế nhưng, bên cạnh đó, lãnh đạo Vinaconex JSC lại phát thông báo mời đông đảo phóng viên của các cơ quan báo chí, truyền thông tham dự cuộc họp trên. Nội dung họp báo không có trong Giấy mời họp gửi cho chúng tôi. Buổi gặp đã biến thành buổi họp báo phân trần của nhóm cổ đông đang thao túng công ty", đại diện Star Invest bức xúc.
Đồng quan điểm này, một số cổ đông là cán bộ lâu năm cũng cho rằng việc yêu cầu Tòa án hủy Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường số 01/2019/NQ-ĐHĐCĐ ngày 11/01/2019 của Vinaconex JSC là cần thiết để đảm bảo sự tuân thủ đúng pháp luật trong hoạt động của Vinaconex JSC, việc này không những không làm tổn hại gì cho công ty mà ngược lại, bảo vệ được lợi ích lâu dài cho Tổng công ty và các cổ đông.
Cả hai cổ đông lớn và một số cổ đông đều khẳng định: "Việc TAND Quận Đống Đa thụ lý, giải quyết yêu cầu nêu trên là một tiến trình pháp lý bình thường, tuân theo pháp luật. Vì vậy, với tinh thần thượng tôn pháp luật, chúng tôi tôn trọng và sẽ tuân theo phán quyết của Tòa án".
Cũng theo thông tin từ các cổ đông này, trong quá trình chuyển giao quyền quản trị, điều hành Vinaconex JSC từ các cổ đông cũ sang cổ đông mới, mặc dù chưa đủ điều kiện theo quy định nhưng công ty An Quý Hưng vẫn yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019 để bầu lại toàn bộ Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS) Vinaconex JSC nhiệm kỳ 2017 -2022.
Theo yêu cầu của An Quý Hưng, Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019 của Vinaconex JSC đã được triệu tập và tiến hành vào ngày 11/01/2019 với việc bầu tới 5 thành viên HĐQT mới chưa đủ thời gian nắm giữ cổ phiếu để đề cử.
Bên cạnh đó, bất chấp sự phản đối của Các thành viên khác trong HĐQT, nhóm cổ đông mới, thông qua HĐQT mới được bầu đã tiến hành thay hầu hết bộ máy cán bộ trong Tổng Công ty và tiến hành hàng loạt động thái rút tiền ra khỏi công ty bất chấp các tác động tiêu cực, rủi ro đối với Tổng công ty và các cổ đông.
Lo ngại nguồn lực tài chính của Vinaconex sẽ cạn kiệt, thực hiện trách nhiệm cổ đông, các cổ đông lớn buộc phải gửi đơn yêu cầu TAND Quận Đống Đa, TP Hà Nội hủy Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường số 01/2019/NQ-ĐHĐCĐ ngày 11/01/2019 của Vinaconex JSC.
Xác định, việc Hội đồng quản trị Vinaconex JSC triệu tập và tiến hành Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019 không hợp lệ; các Nghị quyết được thông qua tại Đại hội không đảm bảo căn cứ, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, vì vậy không có hiệu lực, TAND Quận Đống Đa đã thụ lý vụ việc và ngày 27/3/2019 đã ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01/2019/QĐ-BPKCTT buộc Vinaconex JSC tạm dừng thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường số 01/2019/NQ-ĐHĐCĐ ngày 11/01/2019.