Vì sao có người thu nhập trung bình 2,4 tỷ/năm vẫn cảm thấy cuộc sống “bấp bênh”?
Những người có thu nhập trung bình 100.000 đô/năm (2,4 tỷ/năm) được xếp vào tầng lớp trung lưu ở Mỹ, nhưng họ vẫn cảm thấy không đủ sống.
- 11-12-2023Youtuber nổi tiếng Hong Kong choáng ngợp trước dinh thự tựa lâu đài cổ tích của Hoa hậu Thu Hoài ở Đà Lạt, tốn 48 tỷ đồng xây dựng
- 11-12-2023Từ chuyện cô bán trà chanh kiếm 50 triệu/tháng, chú U50 mới tập tành livestream bán hàng: Chưa bao giờ là muộn để làm giàu
- 11-12-2023Triệu phú tiết kiệm tới mức không dùng điện thoại nhưng để lại hơn 300 tỷ đồng làm từ thiện: Nhất quyết không cho người thân thừa kế
"Tiết kiệm rất ít, chi tiêu rất nhiều" - Thói quen gây lạm phát lối sống ở Mỹ
Đây là lời khẳng định của Brad Klontz - Giáo sư Tâm lý Tài chính tại Đại học Creighton: "Hầu hết người Mỹ tiết kiệm rất ít và chi tiêu quá mức cần thiết. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà mọi người để mạng xã hội điều khiển hành vi tiêu tiền và cả quyết định mua sắm. Một chiếc túi xách giá vài ngàn đô có thể được mua trong phút mốt, sau khi một người thấy bạn bè đăng ảnh chiếc túi trên trang cá nhân" .
Sau đó, vị Giáo sư cũng cho biết vấn đề lạm phát lối sống thường xảy ra ở những thành phố lớn như New York, Washington D.C,... hơn là những thành phố nhỏ, vùng ngoại ô: "Bạn không cần phải là chuyên gia tài chính để biết rằng kiếm được 100.000 USD ở Thành phố New York khác xa với việc kiếm được 100.000 USD ở Memphis, Tennessee".
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động Mỹ, hiện nay, khoản tiền 129.000 USD chỉ có giá trị tương đương với 100.000 USD. Trong 1 thập kỷ từ năm 2013 đến nay, đồng đô la có mức lạm phát trung bình khoảng 2,6%/năm.
Đồng tiền mất giá kết hợp với lạm phát lối sống khiến giới trung lưu xứ cờ hoa loay hoay khổ sở?
Báo cáo của Viện Đô thị (Urban Institute ) và Trung tâm nghiên cứu Pew (Pew Research) công bố năm 2021 cho biết: Thu nhập trung bình năm của 1 hộ gia đình ở Mỹ rơi vào khoảng 74,784 USD (khoảng 1,8 tỷ đồng). Đó chính là lý do mà một người có mức thu nhập 100.000 USD/năm được xếp vào tầng lớp trung lưu ở Mỹ.
Dẫu vậy, nhóm người thuộc tầng lớp trung lưu này vẫn cảm thấy bấp bênh, không đủ sống.
Jesse Whitsit - Giám đốc Quản lý đầu tư tại Morgan Stanley (New York, Mỹ) cho biết: "Tôi mất 6 năm để leo lên được chức Giám đốc Quản lý đầu tư. Trước đó, khi chỉ là một nhân viên bình thường với mức lương chỉ vài nghìn đô một tháng, tôi đã nghĩ khi nào mức lương của mình có 5-6 số 0, mình mới có thể tiết kiệm được. Hiện tại, khi thu nhập tháng của tôi đã đúng như kỳ vọng của tôi cách đây 6 năm, tôi vẫn không thể tiết kiệm nổi 1 đồng nào.
Chi phí thuê nhà tăng lên mỗi năm, chi phí đầu tư cho trang phục là những đầu mục ngốn của tôi một khoản lớn. Không có cách nào để tôi có thể cắt giảm việc chi tiêu của mình" .
Jesse Whitsit chỉ là một trong số hàng ngàn người thuộc tầng lớp trung lưu ở Mỹ, đang loay hoay với vấn đề lạm phát nói chung và lạm phát lối sống nói riêng thuộc tầng lớp trung lưu ở Mỹ.
Với vấn đề này, Brad Klontz - Giáo sư Tâm lý Tài chính tại Đại học Creighton khẳng định: "Cách duy nhất để ngăn chặn lạm phát lối sống chính là phải tự ý thức được bản thân mình đang rơi vào lạm phát. Điều này có nghĩa là bạn cần xác định rõ ràng số tiền mình sẽ tiết kiệm cũng như số tiền mình được phép chi tiêu sau khi đã tiết kiệm. Đây là cách duy nhất để chấm dứt nỗi lo về lạm phát lối sống" .
Theo CNBC
Phụ nữ mới