Vì sao Đà Nẵng không thể thi hành án sân vận động Chi Lăng trong vụ án Phạm Công Danh
Liên quan đến vụ án Phạm Công Danh và sân vận động Chi Lăng, Cục thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng đã ra quyết định thi hành án số tiền hơn 3.946 tỉ đồng.
- 22-06-2020Đang ở tù, ông Phạm Công Danh vẫn có thể nhận lại khối tài sản ‘khủng’
- 19-11-2019Hé lộ vụ chuyển nhượng cổ phần “tay ba” và đích nhắm của ông Phạm Công Danh khi “rót” 3.600 tỷ đồng
- 30-06-2019Đà Nẵng: Không thể đấu giá sân vận động Chi Lăng để thi hành án vụ Phạm Công Danh
Ngày 3/7, Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Đà Nẵng đã có báo cáo gửi HĐND TP Đà Nẵng để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 15, HĐND TP khoá IX dự kiến khai mạc vào sáng ngày 6/7.
Liên quan đến vụ án Phạm Công Danh, Cục THADS TP Đà Nẵng cho biết, đang tổ chức THA liên quan sân vận động (SVĐ) Chi Lăng do Cục THADS TP.HCM ủy thác.
Sân vận động Chi Lăng nằm trong vụ án Phạm Công Danh (Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) được TAND Cấp cao tại TP HCM xét xử và tuyên án tháng 9/2019.
Cục THADS TP Đà Nẵng cho hay đã ra quyết định thi hành án với số tiền hơn 3.946 tỉ đồng; Tài sản thế chấp là 10 lô đất trong Khu phức hợp SVĐ Chi Lăng nhưng theo Luật Đất đai 2003, Khu phức hợp SVĐ Chi Lăng thuộc diện đất sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì thời hạn sử dụng đất là có thời hạn.
Trong khi đó, 10 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại dự án này được cấp năm 2011 với thời hạn sử dụng đất lâu dài là vi phạm pháp Luật đất đai về thời hạn sử dụng đất.
Căn cứ Kết luận 2852 năm 2012 của Thanh tra Chính phủ, Đà Nẵng phải thu hồi những sổ hồng này để điều chỉnh thời hạn sử dụng đất phù hợp với quy định.
Ngoài ra, Khu phức hợp SVĐ Chi Lăng mới được phê duyệt sơ đồ ranh giới, chưa được lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết nên người nhận chuyển nhượng cũng không thể sử dụng đất nên việc sử dụng đất bắt buộc phải phù hợp với quy hoạch.
Điều này dẫn tới việc các tổ chức, cá nhân không thể tham gia đấu giá để mua lại tài sản và làm cho việc xử lý tài sản kê biên để THA không thực hiện được.
Ngày 12/9/2019, Cục THADS TP Đà Nẵng có Công văn 1426 tiếp tục đề nghị Chánh án TAND Tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Cục THADS TP Đà Nẵng cũng có Công văn 301 ngày 26/11/2019 báo cáo Tổng cục THADS kiến nghị Chánh án TAND Tối cao xem xét kháng nghị giám đốc thẩm bản án theo đề nghị của Cục THADS TP Đà Nẵng.
Trước đó, ngày 30/6, tại buổi tiếp xúc cử tri TP Đà Nẵng, ông Trương Quang Nghĩa (Bí thư Thành uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng) cho biết: qua xem xét, cho thấy Đà Nẵng còn cơ hội lấy lại sân vận động Chi Lăng.
Bởi lẽ sân vận động Chi Lăng được TP Đà Nẵng giao cho doanh nghiệp nhưng đến thời điểm hiện nay chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng. Trong khi đó, quy hoạch khu vực dự án này chưa có.
Do đó, các sổ đỏ doanh nghiệp mang đi thế chấp không đủ tính pháp lý. Do đó, khả năng mang sân vận động Chi Lăng ra thực hiện đấu giá như kết luận của Toà án là hoàn toàn không được
“Việc thực thi theo phán quyết của toà án là bất khả thi, không thể thực thi nổi” ông Nghĩa cho biết.
Năm 2010, UBND TP Đà Nẵng dưới thời ông Trần Văn Minh làm Chủ tịch đã chỉ đạo lập thủ tục giao đất SVĐ Chi Lăng cho Công ty TNHH tập đoàn Thiên Thanh của Phạm Công Danh triển khai thực hiện dự án. Ngày 10/11/2010, UBND TP Đà Nẵng có công văn số 7120 chấp thuận đề nghị tách thửa cho các Cty thành viên. Từ đó đến nay, dự án chưa được triển khai, khu đất SVĐ Chi Lăng được chia thành 14 lô. Tháng 1/2011, UBND TP Đà Nẵng đã cấp 10 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 10 công ty thành viên của Tập đoàn Thiên Thanh. Năm 2013 và 2014, các công ty này thế chấp các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để
Tiền phong