Vì sao đại lý ô tô vẫn quảng cáo những xe không có để bán?
Nghe có vẻ lãng phí khi chi tiền quảng cáo cho những chiếc xe không tồn tại. Nhưng các đại lý ô tô có lý lẽ riêng.
- 28-08-2022Học hỏi 3 quy tắc của Warren Buffett để biến khoản đầu tư thành lợi nhuận
- 28-08-2022Mua nhà từ hai bàn tay trắng nhờ tuân theo một nguyên tắc đầu tư
- 28-08-2022Bán nhà để nghỉ hưu sớm, cả gia đình sống trên thuyền buồm đi khắp thế giới
Nhiều người sẽ thấy hiện tượng dù không có xe để bán nhưng các đại lý vẫn quảng cáo hết sức rầm rộ mẫu xe đó. Vì sao lại vậy? - Ảnh minh họa: Carvertise
Đầu tiên là bản chất mối quan hệ giữa đơn vị quảng cáo và các đại lý ô tô nói riêng và các thương hiệu nói chung.
Thường có một số công ty truyền thông trong một khu vực kiểm soát việc quảng cáo trên các đài phát thanh và truyền hình khác nhau. Vì vậy, nếu muốn quảng cáo, các đại lý sẽ phải dùng đến dịch vụ của những công ty này.
Thông thường, các đại lý có gói quảng cáo trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là vài tháng đến vài năm. Mua gói quảng cáo dài hạn thường sẽ có nhiều ưu đãi hơn như vị trí tốt hơn, thời gian xuất hiện đẹp hơn...
Vì vậy, các đại lý ô tô thường sẽ mua gói quảng cáo năm. Dù không thực sự cần quảng cáo, những người chơi dài hơi vẫn cho chạy chiến dịch “để tránh mất suất”.
Thông thường, ít công ty mua gói quảng cáo ngắn hạn. Nhưng xe mới thì không phải lúc nào cũng có, nên đôi khi người ta sẵn sàng quảng cáo cả xe cũ hoặc xe không có - Ảnh minh họa: Car Shop
Tất nhiên, chỉ lý do đó thôi là chưa đủ để giải thích tại sao đại lý ô tô lại quảng cáo cho chiếc xe họ không có.
Một khía cạnh khác nằm trong thỏa thuận giữa đại lý và nhà sản xuất ô tô có đề cập đến “điểm đặc biệt” trên. Vì vậy, khi Toyota thực hiện chiến dịch toàn quốc cho chiếc RAV4 thì các đại lý ô tô địa phương cũng sẽ “điền vào chỗ trống” trong lịch trình quảng cáo, bất kể họ có RAV4 để bán hay không.
Một lý do quan trọng khác là các đại lý ô tô muốn bán hàng. Nghe có vẻ đương nhiên và không ăn nhập gì với chuyện họ không có xe để bán. Nhưng đi sâu hơn thì các nhà bán lẻ có những lý lẽ riêng.
Chung quy, quảng cáo vẫn là để bán hàng, nhưng bán thứ gì lại là chuyện khác - Ảnh: Toyota
Chẳng hạn, họ biết đang có nhu cầu cao với Toyota RAV4. Bằng cách quảng cáo cho mẫu xe đó, họ có khả năng thu hút người mua đến đại lý hơn.
Dù Internet đã rất phát triển, số đông vẫn mua xe theo cách truyền thống, tức là đến đại lý để biết được thông tin chi tiết dù có thể toàn là những thứ đã có trên mạng hay trong các quảng cáo.
Tất nhiên, chẳng ai mua xe mà chỉ xem xét duy nhất một chiếc. Không có RAV4, người bán hàng sẽ cố gắng thuyết phục khách hàng tham khảo những mẫu xe đang có sẵn tại đại lý.
Rốt cuộc, thích RAV4 không có nghĩa sẽ mua RAV4. Đôi khi, người mua sẽ nhận thấy RAV4 không hợp với những mục tiêu đã đặt ra và chuyển hướng.
Tuổi trẻ