Vì sao Evergrande bỗng chốc nhen nhóm nguy cơ của một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu?
Bỗng chốc thị trường tài chính toàn cầu bị đe dọa bởi 1 rủi ro mà không xuất phát từ những mối nguy chúng ta vẫn hay nhắc tới trong thời gian gần đây như Covid-19 hay lạm phát. Đó là nguy cơ vỡ nợ của tập đoàn bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc Evergrande.
- 21-09-2021Chân dung Evergrande - 'quả bom' nợ 300 tỷ USD của Trung Quốc: Tập đoàn BĐS nhưng tập tành làm xe điện để rồi thua lỗ triền miên, tương lai bất định
- 21-09-2021Nikkei 225 mất hơn 600 điểm, Hang Seng lại thủng mốc 24.000 điểm vì áp lực từ "chúa nợ" tỷ đô Evergrande
- 21-09-2021"Bom nợ" Evergrande khiến thị trường toàn cầu rung chuyển: Dow Jones mất hơn 600 điểm, S&P 500 tệ nhất từ tháng 5, Bitcoin giảm 10%
- 20-09-2021Tuần định mệnh của Evergrande: Khi quốc gia tỷ dân nghỉ lễ trung thu, giới đầu tư toàn cầu căng thẳng theo dõi từng diễn biến, đồng tệ chịu nhiều áp lực
Trong ngày 20/9, rủi ro có phần còn mơ hồ ở thị trường nước ngoài này đã bất ngờ làm rung chuyển thị trường tài chính từ châu Á đến châu Âu và Mỹ, nơi mà cả cả ba chỉ số chứng khoán chính đều chìm trong sắc đỏ. Chỉ số S&P 500 giảm 1,7%, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1,78% và chỉ số Nasdaq giảm 2,19%, đánh dấu ngày tồi tệ nhất trong hơn hai tháng.
Mặc dù nguy cơ vỡ nợ của Evergrande không phải là lý do duy nhất khiến chứng khoán Mỹ trượt giá, nhưng tập đoàn bất động sản Trung Quốc này lại là một nhân tố đứng đằng sau tâm lý bán tháo của các nhà đầu tư.
Evergrande được cho là sẽ phải đối mặt với khoản thanh toán lãi vay ít nhất 83,5 triệu USD đến hạn vào thứ Năm ngày 23/9, với thời gian gia hạn 30 ngày. Điều này gia tăng mối lo ngại về cuộc khủng hoảng thanh khoản đối với tất cả các công ty bất động sản Trung Quốc và Hồng Kông.
Nói một cách vĩ mô hơn, đó chính là lo ngại về việc chính phủ tăng cường trấn áp trên diện rộng đối với hầu hết các doanh nghiệp, bắt đầu từ gã khổng lồ công nghệ Alibaba. Điều này đã làm lung lay niềm tin vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Cuộc trấn áp ngành bất động sản với kết cục hết sức khó đoán mà chính phủ Trung Quốc đang thực hiện chính là yếu tố hút cạn thanh khoản của các chứng khoán vốn đã giao dịch èo uột như trái phiếu Evergrande. Các loại trái phiếu này có trong danh mục của các quỹ chỉ số thụ động chuyên đầu tư vào thị trường mới nổi và cả trong các tài khoản được quản lý riêng biệt của các quỹ quản lý tiền tệ ở Mỹ, châu Âu và châu Á.
Một số công ty nắm giữ lượng trái phiếu Evergrande đáng kể là Ashmore Group, HSBC, BlackRock và UBS.
Ông Ben Emons, giám đốc điều hành chiến lược vĩ mô toàn cầu của Medley Global Advisors có trụ sở tại New York, cho biết: "Sự lan rộng đến các thị trường khác là điều đáng lưu ý". Cụ thể, ông cho biết, đợt bán tháo cổ phiếu toàn cầu đi kèm với giá quặng sắt giảm bởi vì Trung Quốc tăng cường hạn chế hoạt động công nghiệp.
Hiện tại, thị thường sẽ dõi theo xem liệu Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có bơm tiền để tăng thanh khoản cho thị trường vào đêm thứ Tư ngày 22/9 hay không. Đó cũng là lúc một số nhà đầu tư chuẩn bị cho triển vọng "diều hâu" có thể xảy ra từ cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Nhiều nhà đầu tư cũng dự đoán chỉ số S&P 500 sẽ điều chỉnh mạnh trong tháng 9.
Theo Market Watch