MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao fintech Đông Nam Á giàu tiềm năng nhưng chưa thể đột phá?

Theo dữ liệu từ KPMG, tại Đông Nam Á, có khoảng 470 triệu người không có tài khoản ngân hàng, tương đương 73% dân số khu vực. Cho dù đã có những nỗ lực nhìn thấy được của các chính phủ trong việc giảm tỷ lệ này xuống, thì họ vẫn có thể làm nhiều hơn, để "mở đường" cho các dịch vụ tài chính.

Cho dù Đông Nam Á được dự đoán là sẽ xảy ra một cuộc cách mạng tài chính thông minh cùng với sự bùng nổ của smartphone, thì vẫn còn tồn tại một số rào cản, chủ yếu là về chính sách và quy định, cản trở tiến trình phát triển này.

Tại Thái Lan, 74% người dùng Internet truy cập ngân hàng thông qua thiết bị di động, vượt xa tỷ lệ toàn cầu là 41%. Tỷ lệ thâm nhập di động ở Indonesia là 70% và là quốc gia đứng đầu thế giới về sử dụng thương mại điện tử, theo Báo cáo kỹ thuật số toàn cầu năm 2019 từ nền tảng quản lý truyền thông xã hội Hootsuite và cơ quan tiếp thị kỹ thuật số We Are Social.

Một báo cáo từ tư vấn Oliver Wyman cho thấy rằng các tác động của tài chính kỹ thuật số có thể tác động 2-3% đến việc tăng GDP ở các thị trường như Indonesia và Philippines, nhưng chuyên gia tư vấn cũng nêu rõ những rủi ro đối với người tiêu dùng của hệ sinh thái tài chính kỹ thuật số.

Nổi bật bởi tăng trưởng GDP cao liên tục kể từ năm 2009, Việt Nam đã trở nên hấp dẫn đối với một số công ty đầu tư mạo hiểm như IDG Ventures. Các chương trình tăng tốc và ươm tạo như Thung lũng Silicon Việt Nam, do Bộ Khoa học Công nghệ và Chính phủ phát triển, cùng với Quỹ tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam đã được thành lập để hỗ trợ sự phát triển của các công ty khởi nghiệp.

Vì sao fintech Đông Nam Á giàu tiềm năng nhưng chưa thể đột phá? - Ảnh 1.

Song, Việt Nam chưa hoàn thiện cơ cấu pháp lý và quy định phù hợp để có thể dễ dàng đầu tư vào các công ty khởi nghiệp trong nước, cũng chưa có khuôn khổ rõ ràng để chính thức điều chỉnh hoặc giám sát các hoạt động fintech. Điều này khiến Việt Nam chưa thể phát triển đột phá. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã công bố xây dựng chương trình thí điểm cho vay ngang hàng vào đầu năm nay, nhưng quá trình này vẫn có thể được thúc đẩy nhanh hơn nữa.

Tuy nhiên, đã có rất nhiều tiến bộ trên mặt trận giáo dục kỹ năng tài chính cho người dân, đảm bảo rằng mọi cá nhân sử dụng những công nghệ mới này có đầy đủ các công cụ có thể quản lý tự do tài chính của họ.

Cốt lõi của sự thành công là nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của việc cải thiện kiến ​​thức tài chính cho công dân. Một cuộc khảo sát năm ngoái của OECD cho thấy điểm số kiến ​​thức tài chính trung bình ở một số quốc gia Đông Nam Á chỉ ở mức 12,5%, so với gần 50% ở các nước G-20, nhưng chính phủ và các nhà hoạch định chính sách tiến hành nhiều hoạt động để giải quyết sự tụt hậu này.

Tại Philippines, Bộ Thương mại và Công nghiệp đã điều hành Chương trình Trung tâm Negosyo nhằm thúc đẩy kinh doanh và tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ tài chính và giáo dục để hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa kể từ năm 2014. Gần đây, nền tảng fintech Philippines Cashalo đã ra mắt Cash Academy, một chương trình kiến ​​thức tài chính toàn quốc nhằm phát triển một thế hệ người Philippines hiểu biết hơn, có trách nhiệm và được trao quyền.

Ngân hàng Trung ương Philippines cũng đang tìm cách đưa kiến ​​thức tài chính vào chương trình giảng dạy ở trường cho học sinh trung học phổ thông, một ví dụ điển hình về kế hoạch do chính phủ lãnh đạo nhằm mục đích đưa tài chính vào cấp cơ sở.

Ngân hàng Thái Lan điều hành nhiều sáng kiến ​​về tài chính, như sự kiện "Thám tử tiền" trong Tuần lễ tiền tệ toàn cầu - một chiến dịch nâng cao nhận thức tài chính của OECD để giúp giới trẻ tìm hiểu về tiền - đã cho trẻ em cơ hội khám phá lịch sử tiền bạc và vai trò của ngân hàng trung ương.

Hoàng An

Nikkei Asian Review

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên