Vì sao Ford thuê lại “người cũ” để dẫn dắt doanh nghiệp ở Trung Quốc của mình?
Ford đã thuê một giám đốc điều hành cấp cao mới nhằm “đảo ngược tình thế” hoạt động kinh doanh của mình trên thị trường ô tô lớn nhất thế giới.
- 13-10-2018General Motors và Volkswagen đang cảm nhận "nỗi đau" vì dân Trung Quốc ít sắm ô tô hơn
- 19-08-2018Ngành ô tô thế giới bỗng nhiên mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
- 31-07-2018Các ông lớn trong ngành ô tô sẽ "bắt tay nhau" để đáp trả thuế quan của ông Trump
Trong một tuyên bố vào hôm thứ Tư, công ty này cho biết họ đã bổ nhiệm "cựu binh" Anning Chen vào vị trí điều hành hoạt động tại Trung Quốc, nơi mà doanh số bán hàng của họ đã lao dốc không phanh trong những tháng gần đây. Vị trí này đã bị bỏ trống kể từ đầu năm, sau khi cựu giám đốc điều hành của Ford ở Trung Quốc đột ngột ra đi.
Chen trước đây là giám đốc điều hành của Chery Automobile, một công ty quốc doanh của Trung Quốc, và giữ chức chủ tịch của Chery Jaguar Land Rover, một liên doanh với nhà sản xuất ô tô Anh. Trong sự nghiệp 25 năm của mình, ông cũng từng làm việc tại Ford được một thời gian.
Ford đã phải chịu đựng một thời gian khủng khiếp ở Trung Quốc. Trong tháng 9, doanh thu của họ ở nước này đã giảm hơn 40% so với cùng kỳ của năm trước đó. Trong ba quý đầu tiên của năm 2018, tổng doanh số của họ tại Trung Quốc đã giảm gần 1/3.
Tu Le, người sáng lập công ty tư vấn Sino Auto Insights, cho biết: "Trung Quốc chưa bao giờ được Ford coi như một thị trường ‘thành công hay là chết’".
Một trong những vấn đề lớn của Ford trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là các dòng xe của họ ở Trung Quốc hiện đã cũ và những người lái ô tô đang mất dần sự quan tâm dành cho họ.
Theo các nhà phân tích, công ty này đã không giới thiệu bất kỳ mẫu ô tô mới nào tại thị trường Trung Quốc trong hơn một năm qua và theo dự kiến họ sẽ không làm điều này cho đến giữa năm tới. Giống như hầu hết các nhà sản xuất ô tô nước ngoài, nơi mang về doanh số bán hàng tốt nhất cho Ford tại Trung Quốc là một liên doanh với công ty địa phương.
"Thành công ở Trung Quốc là rất quan trọng khi chúng tôi định vị lại công việc kinh doanh toàn cầu của mình để thành công lâu dài", Jim Hackett, Giám đốc điều hành của Ford, cho biết trong tuyên bố vào hôm thứ Tư.
Chen sẽ có nhiều quyền lực và tập ảnh hưởng hơn hơn so với người tiền nhiệm của mình. Ford cho biết các hoạt động tại Trung Quốc của họ sẽ trở thành một doanh nghiệp độc lập, báo cáo trực tiếp với trụ sở chính của công ty này ở Dearborn, Michigan, chứ không phải cho người đứng đầu khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Điều này sẽ cho phép "tập trung nhiều hơn vào thị trường, đưa ra quyết định nhanh hơn và tăng cường sự lãnh đạo của người Trung Quốc bên trong công ty", Ford cho biết.
Ford đang phải đối mặt với một sự giảm tốc trên bình diện rộng hơn ở thị trường Trung Quốc, nơi mà nhiều năm qua vốn là một nguồn tăng trưởng lớn cho các nhà sản xuất ô tô phương Tây.
Trung Quốc là thị trường lớn nhất đối với một số thương hiệu lớn, gồm cả General Motors và Volkswagen. Tuy nhiên, nơi đây hiện chiếm một phần nhỏ hơn nhiều trong doanh số của Ford. Năm ngoái, chưa đến 1/5 doanh số bán xe toàn cầu của công ty này là đến từ Trung Quốc.
Theo Tu Le, một chuyên gia phân tích trong lĩnh vực ô tô, để nắm lấy thị phần lớn hơn của thị trường Trung Quốc, Ford cần phải nhanh chóng gia tăng năng lực sản xuất của mình.
"Sự sống còn của Ford phụ thuộc vào việc tăng trưởng và phát triển mạnh của doanh nghiệp ở Trung Quốc của họ", ông nói.
Thị trường Trung Quốc đã trở nên khó khăn hơn trong năm nay khi nền kinh tế rộng lớn hơn đã mất đà tăng trưởng và một cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ đã tăng tốc. Các thương hiệu như GM, VW và Jaguar Land Rover đều đã chứng kiến doanh số bán hàng của họ tại Trung Quốc giảm trong những tháng gần đây.
Theo các nhà phân tích, người tiêu dùng Trung Quốc cũng bị chùn tay trong việc vung tiền chi tiêu cho những chiếc xe mới bởi tình hình tệ hại trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, giá xăng dầu tăng và các tiêu chuẩn khí thải mới dự định sẽ được đưa ra trong năm tới.