Vì sao Game of Thrones đại thắng ở châu Á?
So với mùa 6, tập đầu tiên của Game of Thrones mùa 7 đã có lượng người xem tăng 50% ở Singapore, 47% ở Philippines và 24% ở Đài Loan.
- 19-05-20175 bộ phim về tài chính và tiền tệ hay nhất mà nhà đầu tư nào cũng nên xem
- 14-03-2017Một bộ phim giúp lượng khách tăng 300%, đây là cách các nước trên thế giới làm du lịch ăn theo phim ảnh
- 14-03-2017Nhờ phim Hobbit, New Zealand đã có một khu du lịch đẹp say đắm như thế này
- 08-04-2016“Sói già phố Wall” và scandal của Thủ tướng Malaysia: Chuyện phim bước ra đời thực
Cơn sốt Game of Thrones đã quét khắp toàn cầu rất nhanh trong những tuần vừa qua khi bộ phim truyền hình phổ biến nhất này bước vào giai đoạn cuối (6 tập cuối được dự định sẽ lên sóng vào cuối năm 2018). Mặc dù trước đây lượng người xem bộ phim này ở châu Á không bằng ở Mỹ và châu Âu, nhưng hai mùa gần đây nhất lượng khán giả đã tăng vọt ở lục địa này, trong sự vui mừng của HBO và công ty mẹ của họ là Time Warner.
Mặc dù số lượng tăng này có thể là do sự phổ biến ngày càng tăng của Game of Thrones trên khắp thế giới nhưng chỉ điều đó thôi là không nói lên hết được sự việc.
“Game of Thrones đã có lượng người xem tăng mạnh ở châu Á. So với mùa 6, tập đầu tiên của Game of Thrones mùa 7 đã có lượng người xem tăng 50% ở Singapore, 47% ở Philippines và 24% ở Đài Loan”, Jonathan Spink, CEO của HBO khu vực châu Á, nói với Forbes. Đây là một số yếu tố chủ chốt đằng sau thành công gần đây của bộ phim này trên khắp châu Á.
Tăng cường phủ sóng
HBO đã gia tăng nỗ lực để tiếp thị các chương trình gốc của mình trên toàn cầu, và đã đầu tư thời gian lẫn tiền bạc vào việc bảo đảm rằng khán giả ở tất cả các quốc gia có thể tiếp cận chương trình của HBO theo cách phù hợp với họ. Chẳng hạn, Game of Thrones đã được có thêm phụ đề ở một vài ngôn ngữ mới trên khắp châu Á trong 2 năm qua, trong đó lần đầu tiên có tiếng Thái Lan, khiến cho khán giả địa phương dễ hiểu hơn.
Công ty này cũng làm việc cật lực để chống nạn phim lậu, vốn từ lâu đã là một vấn đề “nhức nhối” ở các lãnh thổ nước ngoài, bằng cách phát cùng lúc những mùa gần đây trên khắp toàn cầu. Hầu như tất cả các chương trình gốc giờ đây đều được phát đồng thời ở những lãnh thổ mà HBO đã có mặt, trong đó có Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, và Việt Nam.
Các chiến thuật này chắc chắn đã mang về quả ngọt cho HBO, khi hầu như mọi vùng lãnh thổ đều cho thấy lượng người xem tăng lên kể từ khi họ ưu tiên cho vấn đề phát cùng thời điểm. Ở Anh, Sky Atlantic đã chứng kiến lượng người xem kỉ lục khi họ cho ra mắt tập đầu của mùa 7 lúc 2 giờ sáng. Tập phim này cuối cùng đạt mốc 4,7 triệu người xem chỉ trong vòng 1 tuần - lượng khán giả lớn nhất mà một chương trình của Sky Atlantic đạt được từ trước đến nay trên.
Vượt tường lửa
Ở Trung Quốc, nơi mà bộ phim này xuất hiện lần đầu tiên hồi năm 2012, quả là không dễ thống kê được số người xem, nhưng dựa trên những nỗ lực quảng bá và lượng khán giả hâm mộ trực tuyến dường như rõ ràng rằng bộ phim này đang làm cực kì tốt. Khán giả Trung Quốc thường quan tâm tới bối cảnh thời trung cổ của bộ phim hơn khán giả phương Tây, khi các bộ phim lịch sử có ngân sách lớn là những bộ phim phổ biến nhất ở quốc gia này. Được phát sóng dưới tên “Game of Power” ở Trung Quốc, bộ phim này hiện được website phê bình phim hàng đầu ở quốc gia này là Douban xếp hạng 9,6/10.
Tuy nhiên, phim lậu vẫn là một vấn đề đối với Game of Thrones ở Trung Quốc, nhưng không phải vì những lý do bạn có thể ngờ tới. Những tập phim hiện được biên tập và kiểm duyệt để phù hợp với các quy định “đạo đức công cộng”, khiến cho nó bị cắt ngắn đi. Chẳng hạn, tập phim thử nghiệm của mùa đầu tiên đã ngắn hơn phiên bản của HBO 11 phút khi được biên tập và gắn phụ đề tiếng Quan Thoại. Một bài báo đã gọi đùa là “xem phim tài liệu về các lâu đài châu Âu trên kênh lịch sử”.
Vì lý do này, người hâm mộ Trung Quốc đã tiếp tục vượt tường lửa hoặc tìm đến các dịch vụ xem phim trực tuyến để được thưởng thức trọn vẹn.
Tăng marketing ở châu Á
Sau khi đổ vốn cho sự phổ biến của bộ phim này, HBO đã tăng cường nỗ lực marketing của mình trên khắp lục địa này trong những năm gần đây. Trước tập đầu tiên của mùa 6, nữ diễn viên Maisie Williams (đóng vai Arya Stark) đã tới thăm Nhật Bản và Liam Cunningham (vai Davos Seaworth) đã đến Thái Lan trước khi mùa 7 diễn ra.
Giữa năm 2017, trung tâm mua sắm Indigo ở Bắc Kinh đã được biến thành thế giới Game of Thrones, nơi mà người mua sắm có thể ngồi trên “ngai vàng” để chụp hình và chiêm ngưỡng những bản sao phục trang của bộ phim này. Năm 2016, Singapore là nước chủ nhà của "Worlds of Westeros" đầu tiên của châu Á, một sự kiện mà người hâm hộ có thể leo lên bức tường thành trong bộ phim Game of Thrones bằng công nghệ thực tế ảo. Và đầu mùa hè này, White Walkers bị phát hiện khi đang “lang thang” trên các đường phố Hong Kong chụp hình và phát sữa chua đông lạnh miễn phí.
Những nỗ lực này đã khiến cho bộ phim phá kỉ lục trên toàn thế giới về lượng người xem cho lần ra mắt đầu tiên của mùa này, và những tập tiếp theo dễ dàng thu hút hơn 10 triệu khán giả mỗi tuần. Game of Thrones có thể sẽ lại xô ngã các kỉ lục đó với tập cuối cùng vừa được phát sóng, và nếu điều đó xảy ra thì chắc chắn là châu Á sẽ đóng góp một phần không hề nhỏ.